-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Những dự án được vận hành, quản lý bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cho giá trị dự án đó gia tăng. Ảnh: Lê Toàn |
Sự cần thiết của quản lý bất động sản
Theo định nghĩa, quản lý bất động sản là những công việc liên quan đến quản lý hoạt động và các dịch vụ được cung cấp cho bất động sản và cư dân sinh sống tại đó. Các công việc này chính là tổ chức thực hiện một loạt dịch vụ như đảm bảo an ninh, trông giữ tài sản và phương tiện đi lại; làm sạch, thu gom rác thải, chăm sóc cảnh quan; vận hành, duy tu và ngăn ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà; chăm sóc khách hàng, đối nội, đối ngoại, nhân sự, giám sát hoạt động và tài chính hoạt động.
Đánh giá về vai trò của ngành quản lý bất động sản, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Jones Lang Lasalle cho biết, việc quản lý tốt bất động sản là rất cần thiết và quan trọng. Nó không những đảm bảo cho các tiện ích, cơ hạ tầng… của dự án luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt, các dịch vụ được tối ưu hóa, tạo nên một môi trường sống lý tưởng, bền vững và hợp lý trong khoảng ngân sách cho phép, mà còn góp phần tăng giá trị bất động sản cho các chủ sở hữu.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Lê Thị Hải Châu, Phó tổng giám đốc M.I.K Land - nhà phát triển bất động sản nổi tiếng với thương hiệu Imperia cho biết, một dự án bất động sản để thực sự tạo không gian sống hoàn hảo, thì chủ đầu tư, nhà quản lý và phát triển dự án phải làm việc như khi xây nhà, dọn nhà cho mình, cho gia đình mình.
“Nếu anh tạo ra một sản phẩm mà chính anh không muốn ở, thì có nghĩa là giá trị xã hội của anh không được thị trường ghi nhận. Báo chí đã từng phản ánh những trường hợp người nông dân trồng rau, bán một khoảnh, ăn một khoảnh, nhưng họ bán rau rồi lại phải mua thịt, mua cá, mua mắm muối về ăn… Nếu ai cũng nghĩ sẽ dành cho người khác những gì thấp cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thì xã hội sẽ trở thành cái ‘đèn cù” xoay tròn theo chiều hướng xuống. Kinh doanh các dịch vụ bất động sản cũng như vậy”, bà Châu cho biết thêm.
Cần tiến tới sự chuyên nghiệp hóa
Dù đánh giá cao vai trò của quản lý phát triển bất động sản trong sự phát triển chung của thị trường, song các chuyên gia cũng thừa nhận rằng, không nhiều người nhận thức được điều này.
Trên thực tế, ngành quản lý bất động sản ở Việt Nam chỉ mới được hình thành ít năm gần đây. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty quản lý bất động sản lớn trên thế giới bắt đầu có mặt và hoạt động mạnh ở mảng quản lý bất động sản thương mại tại thị trường Việt Nam.
Khoảng 2 năm trở lại đây, ngành quản lý bất động sản bắt đầu có sự rõ ràng hơn khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và các văn bản hướng dẫn như Nghị định 99/2015/NĐ-CP hay Thông tư 02/2016/TT-BXD đã đưa các quy chế về quản lý nhà vào luật.
Tuy nhiên, nhìn chung, khái niệm về quản lý bất động sản dường như mới mẻ và còn được hiểu một cách khá chung chung đối với nhiều cư dân, các công ty phát triển bất động sản và ngay cả đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Do đó, Việt Nam hiện có rất ít tên tuổi trong nước được nhận diện như một nhà quản lý chuyên nghiệp như M.I.K Land, TNR Holdings…, còn các đơn vị kinh doanh dịch vụ khác như PMC, Savista, My house… mới chỉ tập trung quản lý những bất động sản có quy mô, giá trị nhỏ của chính công ty mình đầu tư.
Khi thị trường chỉ có một vài “tay chơi” chuyên nghiệp, thì để đảm bảo việc vận hành và hoạt động ổn định của các khu căn hộ, nhiều công ty phát triển bất động sản sẽ phải đảm đương luôn cả công việc quản lý. Khi đó, việc xảy ra các mâu thuẫn, xung đột giữa đơn vị phát triển bất động sản, đơn vị quản lý bất động sản và cư dân dễ xảy ra.
Do đó, việc cần làm sắp tới là cần phải có một định nghĩa rõ ràng, khoa học, cùng kế hoạch phát triển nghiêm túc đối với ngành quản lý bất động sản để tạo ra được những doanh nghiệp chuyên nghiệp, gắn kết với người mua, người bán ngay từ ban đầu và làm gia tăng giá trị của các dự án bất động sản tại Việt Nam.
-
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đang "tồn kho" khoảng 600 căn nhà ở xã hội -
Chung cư HH Linh Đàm không còn căn hộ có giá dưới 1,5 tỷ đồng -
Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay” -
Doanh nghiệp môi giới địa ốc tự nâng chất -
Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền” -
Giá chung cư phía Nam đang “loạn nhịp”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"