-
Đề nghị cấp sổ cho 30 ha tại Khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hòa 1 -
Villa Vinhomes Golden Avenue: Tài sản truyền đời, “mua 1 được 2” của giới nhà giàu Móng Cái -
Riêng tư nhưng vẫn kết nối - Không gian đặc biệt chỉ có tại The Orchard -
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà Lạt -
Quảng Nam tiếp tục đốc thúc tiến độ 3 dự án của Công ty Bách Đạt An -
Nghệ thuật kiến tạo đô thị: Khi tiêu chuẩn quốc tế hòa quyện trong bản sắc Việt -
Đón năm mới tại The Global City: Lễ hội đếm ngược đẳng cấp quốc tế, không xô bồ mà vẫn “cháy hết nấc”
Các tòa tháp cao tầng trở thành các công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành tựu phát triển kinh tế, dịch vụ, khoa học công nghệ, và trở thành biểu tượng của thành phố, của quốc gia thậm chí của cả khu vực.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những công trình tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.
Tòa nhà Burj Khalifa (Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất - UAE)
Burj Khalifa - Tòa nhà cao nhất thế giới tọa lạc tại trung tâm của thành phố Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). |
Tòa tháp Burj Khalifa cao 828 m với 161 tầng hiện là tòa nhà cao nhất thế giới cũng là biểu tượng của thành phố Dubai (Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất - UAE) và khu vực Trung Đông. Công trình được xây dựng trong vòng 19 năm, chính thức khánh thành vào năm 2010. Tòa tháp là tổ hợp thương mại gồm nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp được thiết kế bởi Công ty tư vấn thiết kế Skidmore, Owings & Merrill (SOM).
Tháp Willis (Hoa Kỳ)
Công ty SOM còn là tác giả của một công trình đáng tự hào khác - Tháp tài chính Willis - một trong những biểu tượng của thành phố Chicago (Hoa Kỳ) và là tòa nhà cao nhất thế giới trong vòng 25 năm (1973-1998) trước khi bị Tháp đôi Petronas vượt qua. Với chiều cao 527 m cùng 110 tầng nổi và 3 tầng hầm, đây là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Hãng hàng không hàng đầu thế giới United Airlines.
Tháp đôi Petronas (Malaysia)
Tại Thủ đô Kuala Lampur (Malaysia), Tháp đôi Petronas (452 m) cũng từng được giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong giai đoạn 1999-2004, là niềm tự hào của khu vực Đông Nam Á. Đến nay, Petronas vẫn là tòa tháp đôi cao nhất thế giới với 88 tầng nổi, 5 tầng hầm, do Pelli Clarke & Partners tư vấn thiết kế.
Pelli Clarke & Partners cũng là đơn vị tư vấn xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế (415 m), tòa nhà cao thứ hai và một trong những biểu tượng thịnh vượng của đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc).
Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)
Là quốc gia sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời nhất, khi tới các thành phố ở Trung Quốc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình cao tầng ấn tượng như: tòa Tháp Thượng Hải (632 m) cao thứ ba thế giới - nổi bật tại trung tâm thành phố cảng phía Đông Trung Quốc; Tháp Tài chính quốc tế Bình An (Thâm Quyến) và các Tháp Tài chính CTF biểu tượng của các thành phố Thiên Tân và Quảng Châu…
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu nhiều công trình nổi tiếng khác như tòa nhà China Zun (527 m) – cao nhất thành phố Bắc Kinh hay Tháp tài chính KK (Thâm Quyến, 442 m) đều được tư vấn thiết kế bởi công ty TFP Farrells.
Cuộc thi tuyển Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng với tầm nhìn về biểu tượng mới cho sự phát triển của Hà Nội và Việt Nam
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC), liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) vừa công bố tổ chức Cuộc thi tuyển Phương án kiến trúc Tháp 108 tầng thuộc dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hội đồng thi tuyển bao gồm các lãnh đạo và các chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam đến từ Bộ Xây dựng, Thành phố Hà Nội, các Hội và các Viện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc tại Việt Nam.
Tháp Tài chính 108 tầng dự kiến sẽ là tháp cao nhất Việt Nam và là một trong những tòa tháp cao nhất của khu vực Đông Nam Á. Tháp Tài chính 108 tầng là một siêu tổ hợp công trình hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế tại vị trí cửa ngõ kết nối sân bay quốc tế Nội Bài và Thành phố Hà Nội với nhiều chức năng như văn phòng, thương mại, khách sạn, du lịch… trở thành điểm nhấn về cảnh quan đô thị, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư.
Phối cảnh dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội |
Ý tưởng thiết kế Tháp Tài chính 108 tầng sẽ nhấn mạnh hệ thống thương mại, dịch vụ, văn hóa gắn với các ga đường sắt đô thị, kết hợp các khu vực công trình đầu mối giao thông xây dựng không gian mở, quảng trường... Ngoài ra, công trình cần đảm bảo phòng cháy chữa cháy, hài hòa với các công trình văn hóa, biểu tượng, nghệ thuật đường phố... tạo lập không gian điểm nhấn trong đô thị, xứng đáng là biểu tượng cho kỷ nguyên phát triển của huyện Đông Anh, của Thủ đô Hà Nội và của cả Việt Nam.
-
Thêm 12 dự án nhà thu nhập thấp tại Hà Nội sắp "về đích" -
Hà Nội áp dụng "kịch khung" giá đất 162 triệu đồng/m2 -
Ánh đèn công trường dự án đang sáng trở lại -
Đo dòng tiền đổ vào bất động sản -
Rậm rịch "đón lõng" khách ngoại -
Chủ tịch FLC: Bất động sản sẽ bùng nổ -
Gia hạn chia nhỏ căn hộ và chuyển đổi dự án
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- CASCO hỗ trợ khai trương Dự án kết nối đường sắt cầu Padma (PBRLP) dài 168 km tại Bangladesh
- Thái Lan chào đón năm 2025 tại CentralwOrld bằng một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ
- Lexar giới thiệu loạt sản phẩm đa dạng dành cho nhiếp ảnh gia, nhà làm phim và game thủ tại CES 2025
- Các cột mốc phát triển bền vững toàn cầu của LiuGong trong năm 2024 và tương lai
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững