
-
Vị trí khởi sinh dòng tiền hiếm có tại Hoang Huy New City
-
Khánh Hòa rà soát từng dự án để xác định lại giá đất
-
Hải Phòng: 6 dự án nhà ở xã hội mở bán từ 14 - 20 triệu đồng/m2
-
TP.HCM gỡ vướng, cấp sổ hồng cho hơn 63.800 căn hộ -
Quá tải hồ sơ tại Văn phòng đất đai Long Biên vì dự án nhà ở xã hội hút khách -
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách -
4 tháng đầu năm 2025, TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản
![]() |
Cần minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Ảnh: Diệp Anh |
Sau gần 10 năm thi hành Luật Đất đai 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế một số mặt, trong đó, việc tiếp cận đất đai của tổ chức, cá nhân thông qua giao đất, cho thuê đất được đánh giá là bất cập.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới đây đã bổ sung nhiều điểm mới, trong đó có các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Đa số ý kiến thống nhất với việc Dự thảo Luật bổ sung quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm để thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm.
Song, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện để nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất gắn với dự án đầu tư bất động sản. Các quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có phần khắt khe và chưa thực sự hợp lý khi không cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư.
Đơn cử, về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tại khoản 1, Điều 122 của Dự thảo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thông qua và phù hợp với quy định tại Điều 116 của luật này. Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.
Theo luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cần xem xét quy định HĐND cấp tỉnh chỉ thông qua ở một quy mô nào đó, còn nhỏ hơn thì để cấp dưới. Quy định như trong Dự thảo luật thì việc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đối với một phần nhỏ diện tích đất cũng phải thông qua HĐND sẽ rất bất cập.
“Việc giao đất, cho thuê đất là phương thức tiếp cận đất đai. Nếu phương thức tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, người dân gặp rào cản, cơ chế pháp lý không minh bạch, không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn về kinh tế - xã hội, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tăng chi phí đầu vào, không khuyến khích, thu hút được các nhà đầu tư”, ông Tuấn nói.
Tương tự, góp ý về quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, Điều 36, Dự thảo Luật đã bổ sung quyền đối với trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm theo hướng người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được quyền thế chấp, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất. Đồng thời, Điều 50, Dự thảo Luật đã quy định khi thực hiện quyền này phải đảm bảo các tiêu chí nhất định.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, đây là quy định mới cần được cân nhắc, xem xét kỹ, bởi việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm có thể dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm thu đầy đủ khoản tiền thuê đất hàng năm, nhất là trong trường hợp bên thế chấp mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, nếu quy định như vậy sẽ thiếu công bằng giữa các trường hợp thuê đất trả tiền một lần và thuê đất trả tiền hàng năm. Nhà đầu tư có thể lợi dụng chính sách này để vay vốn ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ, dẫn đến mất an toàn hệ thống tín dụng; lợi dụng để chuyển nhượng đất mà không đầu tư.
“Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có vai trò hết sức quan trọng để đưa các quy định của luật sát hơn với thực tiễn công tác quản lý đất đai trên cả nước. Ban soạn thảo cần rà soát song song lại một lần nữa giữa Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với quy định hiện hành và chính sách, chủ trương của Đảng để tăng tính phù hợp của luật. Hạn chế tối đa việc không quy định cụ thể trong luật mà đưa vào nghị định, đặc biệt là chế độ pháp lý của các loại đất... Bên cạnh đó, khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, cần thiết phải có nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết đi kèm, áp dụng nguyên tắc 1 luật sửa nhiều luật”, luật sư Nguyễn Văn Hậu kiến nghị.
-
Dự án Tiền Hải Center City (Thái Bình) ra mắt, thu hút nhà đầu tư -
Quảng Bình: Giao đất thực hiện Dự án Movenpick Central -
Quảng Nam quy hoạch Khu đô thị giáo dục tại huyện Phú Ninh -
Đà Nẵng: Đề xuất phương án xử lý Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy -
Quảng Nam phê duyệt 100 dự án phát triển nhà ở năm 2021 -
Đà Nẵng đấu giá khu đất trên 22.000 m2 liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh -
Cần Thơ đôn đốc tiến độ thực hiện 2 dự án khu đô thị
-
Pylontech ra mắt các giải pháp lưu trữ năng lượng C&I mới tại Intersolar 2025
-
Sigenergy tái khẳng định cam kết sử dụng năng lượng thông minh có AI hỗ trợ tại Intersolar 2025
-
Huawei tổ chức toạ đàm về đường sắt đô thị
-
Desay Battery ký kết các thỏa thuận hợp tác quan trọng với TÜV Rheinland và DOS
-
ECHOLAC kỷ niệm 60 năm thành lập
-
GIGABYTE ra mắt dòng sản phẩm STEALTH ICE