-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
- Gói thầu cung cấp thang máy cho Khách sạn Rex (TP.HCM): Nghi vấn ỉm kết quả vì “bể bài”
- Điều chỉnh hồ sơ Gói thầu thang máy Bệnh viện Chuyên khoa Sản - Nhi Long An: Quá tam… chưa chuẩn
- Gói thầu thang máy Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Long An: Thay đổi hồ sơ mời thầu nhưng vẫn bảo lưu xuất xứ nhập ngoại
Nhu cầu sử dụng thang máy tại Việt Nam được đánh giá khá cao, không chỉ những dự án lớn, mà cả những gia đình chỉ xây dựng nhà 4 - 5 tầng cũng lắp đặt thang máy. Thị trường này được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện doanh nghiệp ngoại hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thang máy đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam như Mitsubishi, Nippon (Nhật Bản); Thyssenkrupp (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sỹ)...
Người Việt có tâm lý thích dùng hàng ngoại, nên đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài phát triển. Bên cạnh đó, lợi thế về nguồn tài chính mạnh, làm việc bài bản, chiến lược tiếp cận thị trường tốt, thậm chí chấp nhận tham gia đấu thầu những dự án nhỏ để tạo độ phủ đã tạo cho các công ty thang máy ngoại chiếm thế thượng phong.
Các công ty thang máy Việt Nam đang tập trung vào các dự án xây dựng trung bình |
Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc điều hành một công ty thang máy của Nhật Bản cho biết, khi mới bước chân vào Việt Nam, công ty ông chỉ chọn hướng phát triển là đơn vị bán hàng cho một số hãng sản xuất ở Nhật Bản và châu Âu. Chỉ sau 1 năm hoạt động, khi thị phần ở Việt Nam đã mở rộng, công ty bắt đầu dùng sức mạnh tài chính để thâu tóm các công ty thang máy nhỏ của Việt Nam. Kết quả, sau 3 năm hoạt động, giờ đây công ty ông đã có mặt trên cả nước.
Theo Công ty sản xuất thang máy Việt Nam SGE - Schindler, trong những năm tới, nhu cầu thang máy của Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh, do có nhiều dự án đầu tư lớn về hạ tầng, khu đô thị mới, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại được xây dựng.
Trên thực tế, ngành công nghiệp thang máy đã có mặt ở Việt Nam từ trước năm 1975, với dấu ấn của doanh nhân Phạm Vinh, một chuyên gia lĩnh vực cơ khí đóng tàu. Tuy nhiên, sau khi doanh nhân này ra nước ngoài sinh sống, sản xuất thang máy trong nước hoàn toàn bế tắc cho đến những năm 90 của thế kỷ trước. Sau đó thị trường đành bỏ ngỏ cho các công ty ngoại hoạt động, tới những năm 2000 mới bắt đầu xuất hiện những thương hiệu thang máy của Việt Nam.
Để giành thị phần, các công ty thang máy Việt Nam tìm chiến lược tập trung vào các dự án xây dựng trung bình. Theo ông Trần Thọ Huy, Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam, nhu cầu thang máy ở phân khúc cấp thấp, từ 25 tầng trở xuống, chiếm đến 80%. Nhắm vào đối tượng khách hàng này, hiện doanh nghiệp ông đang chiếm khoảng 20% thị phần. Năm 2015, Thiên Nam đạt doanh thu 400 tỷ đồng, bao gồm cả bán hàng và dịch vụ. Công ty đang lên kế hoạch đưa doanh thu dịch vụ bảo trì dự kiến sẽ đóng góp 50% lợi nhuận trong 3 năm tới.
Không chỉ Thiên Nam chọn phân khúc dự án nhà ở trung bình để phát triển, hơn 50 doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực thang máy cũng coi đây là thị trường chính.
“Không phải vì sợ những dự án lớn mà chúng tôi không lựa chọn, trên thực tế, chúng tôi vẫn có thể thực hiện thi công được các dự án cao tầng, nhưng là công ty nhỏ, tài chính có hạn, nên đầu tư vào phân khúc dự án lớn sợ không an toàn”, ông Phạm Hải Châu, Giám đốc thi công Công ty thang máy Thiên Hoàn nói và cho biết thêm, các dự án nhà ở trung bình được xem là cơ hội của doanh nghiệp nội để củng cố thị phần.
Ngoài việc thi công, các công ty Việt Nam còn lựa chọn con đường độc quyền phân phối dòng thang máy lớn trên thế giới. Đơn cử, Công ty Thái Bình đang độc quyền phân phối nhãn hiệu thang máy TECNO của Italy ở thị trường Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Quốc, Trưởng bộ phận Tiếp thị của Công ty Thái Bình cho biết, thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục phát triển phân khúc thế mạnh của mình là tòa nhà cao tầng với thang máy tốc độ cao và các công trình tiêu chuẩn 4 đến 5 sao. Bên cạnh đó, Công ty Thái Bình sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
-
Hưng Yên sẽ đấu giá 273 lô đất ngay sau Tết Ất Tỵ 2025 -
Căn hộ sẽ là phân khúc chủ đạo trong năm 2025 -
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- TPIsoftware được vinh Nhà tuyển dụng được yêu thích
- Khám phá những điểm đến mới và kết nối đối tác tại Tokyo cùng sự kiện Tokyo Virtual Trip 2025
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Xe buýt Yutong tiếp tục nỗ lực đổi mới mạnh mẽ
- Chery được chỉ định là đối tác chính thức của Hội nghị AISSE 2025 tại Malaysia
- Envision Energy sẵn sàng cung cấp thiết bị cho dự án điện gió quy mô gigawatt của Ai Cập