-
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
TP.HCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn nhất nước; là đô thị hạt nhân của cả vùng |
Đòn bẩy liên kết vùng
Theo Quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng công bố, TP.HCM sẽ đóng vai trò là trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nguyên cứu khoa học - dịch vụ, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao, trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Để làm được điều này, Bộ Xây dựng đã đưa ra phạm vi liên kết với các tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tất cả tạo ra một trục hành lang kinh tế trọng điểm, đó là hành lang Đông - Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu. Trong đó, TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Đông, dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Dầu Giây, Long Khánh, Giá Ray (tỉnh Đồng Nai), trong đó, đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng. Trục hành lang phía Bắc, dọc Quốc lộ 13, gồm chuỗi đô thị Bầu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư - Lộc Ninh, Đồng Xoài (Bình Phước), trong đó Chơn Thành là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Tây Nam, dọc Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B, gồm các đô thị Trảng Bàng, Phước Đông - Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài - Bến Cầu, Hoa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát (Tây Ninh). Trong đó, đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu là cực tăng trưởng.
Đối với trục hành lang phía Tây Nam, dọc Quốc lộ 1, là các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang). Ở đây, TP. Tân An - TP. Mỹ Tho là cực tăng trưởng.
Ngoài ra, sẽ có những tiểu vùng làm điểm nhấn cho phát triển kinh tế. Trong đó, TP.HCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn nhất nước; là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong các vùng cùng phát triển; là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia…
Tỉnh Bình Dương sẽ quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ - tài chính gắn với các trung tâm đầu mối đa phương tiện, tạo động lực phát triển cho khu vực phía Bắc của Tiểu vùng đô thị trung tâm TP.HCM. Khu vực phía Tây tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao. Khu vực phía Đông tỉnh Long An sẽ phát triển đô thị sinh thái, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản…
Tất cả tạo TP.HCM thành một đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình đa cực, gồm khu vực trung tâm và 4 cực phát triển được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Đặc biệt, TP.HCM sẽ không được phát triển đô thị tại các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái tại huyện Cần Giờ, khu huyện Bình Chánh, Củ Chi…
Cơ hội cho TP.HCM hút vốn đầu tư
Theo các chuyên gia, với quy hoạch vùng theo hướng tập trung đa cực, TP.HCM là trung tâm, còn các tỉnh khác là đô thị vệ tinh, tạo đà cho TP.HCM phát triển thành đô thị thông minh, từ đó tạo sức hút lớn đối với vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trước đây, điểm khó trong quy hoạch giữa TP.HCM và các tỉnh vệ tinh là tình trạng có quá nhiều điểm chung. Chẳng hạn, các tỉnh đều có khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng như nhau, có cảng sông, hệ thống giao thông đường bộ… Vì tất cả đều giống nhau, nên sự tập trung phát triển thế mạnh của tỉnh không có, nhưng giờ đây, Quy hoạch đã quy định rõ ràng về việc phát triển của từng vùng, nên địa phương và doanh nghiệp dễ tìm hướng đầu tư.
“Đồ án đã đáp ứng mong muốn của Thành phố, không tạo thế cạnh tranh giữa các địa phương trong khu vực và đã có sự phân công hợp lý, phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong vùng… Với quy hoạch này, TP.HCM sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ về các địa phương trong vùng để hợp tác đầu tư đồng bộ, khép kín các trục đường giao thông vành đai, tạo điều kiện phát triển đồng bộ các vùng đô thị”, ông Tuyến nói.
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộ -
Hà Nội lọt Top 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024 -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử