-
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng -
Nghệ An: Dự án Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai -
Cơ hội mới cho bất động sản nghỉ dưỡng -
Tiến độ ba dự án hưởng lợi từ điều chỉnh quy hoạch chung 1/10.000 Biên Hòa, Đồng Nai -
Ninh Thuận yêu cầu khẩn trương hoàn thành Dự án Sunbay Park Hotel & Resort -
Nút thắt pháp lý Aqua City, Izumi được tháo gỡ -
TUTA Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansio thuộc đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang
Nhiều cư dân Chung cư cao cấp Saigon Pearl thất vọng với dịch vụ, tiến ích của dự án. Ảnh: Lê Toàn |
Sống mệt trong căn hộ 5 sao
Thời gian qua, hàng loạt vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư diễn ra tại nhiều chung cư tại cả Hà Nội và TP.HCM liên quan đến chất lượng công trình, cũng như các dịch vụ tại dự án.
Được quảng cáo là chung cư cao cấp, với nhiều tiện ích hiện đại lúc mở bán, nhưng sau khi nhận nhà, nhiều khách hàng mới “vỡ mộng”, bởi thực tế không giống như kỳ vọng và quảng cáo ban đầu của chủ đầu tư.
Đơn cử, tại Chung cư cao cấp Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP.HCM) do Công ty TNHH Vietnam Land SSG làm chủ đầu tư, nhiều khách hàng khi chuyển về ở đã thất vọng vì tiện ích không tương xứng với kỳ vọng và số tiền họ bỏ ra.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, chị Thu, cư dân đã chuyển về đây ở được hơn 5 năm cho biết, khu căn hộ của chị được xếp hạng 5 sao, nhưng rất nhiều hạng mục chỉ có trong quảng cáo. Cụ thể, hồ bơi là hạng mục chung của dự án, nhưng lại bị chủ đầu tư khai thác kinh doanh.
“Cư dân ở đây mà muốn vào bơi thì phải mua vé tập thể dục 2 triệu đồng/tháng, kể cả trẻ em. Nhiều lần chúng tôi bày tỏ quan điểm không đồng tình chuyện này, thì chủ đầu tư lý giải, bán vé hồ bơi là để tiện cho việc quản lý, nếu để đại trà sẽ gây quá tải”, chị Thu nói.
Đồng thời, cư dân ở đây cũng phản ánh, ban đầu, chủ đầu tư quảng cáo dự án có phục vụ du thuyền vì nằm sát bờ sông Sài Gòn, sân tennis…, nhưng khi vào ở thì đến nhà cộng đồng cũng còn không có.
Tương tự, tại Chung cư Quốc Cường Gia Lai (quận 7, TP.HCM), một mảng trần thạch cao có diện tích khoảng 30 m2 trong phòng khách của gia đình chị Vân bỗng đổ sập, lấp nhiều vật dụng như quạt, ti vi, salon trong nhà… Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó, toàn bộ thành viên trong gia đình hết sức hoảng sợ.
“Căn hộ của gia đình tôi có diện tích hơn 130 m2, được định giá cao cấp và tôi phải trả trên 3 tỷ đồng để mua. Tuy nhiên, mới dọn về ở chưa được lâu thì sự cố xảy ra”, chị Vân chia sẻ.
Tại Hà Nội, Chung cư Home City Trung Kính cũng từng được quảng cáo là cao cấp, có vị trí đắc địa, nằm trên đường Trung Kính, quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, sau khi người dân vào ở được một thời gian, thì lối đi ban đầu được chủ đầu tư quảng cáo là đường Trung Kính bị bịt lại, cư dân phải đi đường nhỏ Nguyễn Chánh.
Theo một số cư dân tại Home City, người dân chấp nhận mua ở đây với giá cao vì đường Trung Kính rất thuận lợi trong việc di chuyển, gần trung tâm. Còn nếu đi đường Nguyễn Chánh, thì vị trí dự án không thể coi là đắc địa, giá bán chắc cũng sẽ thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng chục căn hộ ở đây cũng phản ánh về việc trung tâm thương mại, hầm để xe thường xuyên bị dột khi trời mưa.
Cần thêm nhiều tiêu chuẩn rõ ràng để xếp hạng
Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là bởi chưa có quy định rõ ràng về chung cư cao cấp, nên các doanh nghiệp tự phong để “câu khách”.
“Cứ dự án nào nằm ở trung tâm hoặc quận gần trung tâm là được gán mác cao cấp rồi bán với giá cao. Trong khi đó, chất lượng không đảm, không gian tù túng, diện tích hành lang không đủ… Như vậy sao được gọi là cao cấp”, ông Đực nói.
Được biết, Việt Nam đã có những tiêu chuẩn về chung cư cao cấp, như gần chợ, gần trường học, bến xe… nhưng vẫn thiếu nhiều tiện ích tối thiểu để xét cao cấp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này đã có cách đây hơn 10 năm, nên khó áp dụng vào thực tiễn hiện nay.
Hiện nay, các chủ đầu tư Việt Nam cũng chạy theo xu thế thiết kế theo kiểu Mỹ, Úc, Pháp… để thể hiện đẳng cấp của dự án. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, điều này là vô lý, lý bởi sản phẩm nhà ở tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của địa phương rất nhiều.
“Làm 1 chung cư tại Sài Gòn sẽ khác với 1 chung cư ở Hà Nội, bởi khí hậu, quan hệ giao tiếp giữa các cư nhân ở 2 khu vực này khác nhau. Do đó, cứ lấy tiếng cao cấp rồi chạy theo xu thế nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam là chưa thực sự hợp lý”, ông Đực đánh giá.
-
Sức hút khó cưỡng từ Phoylicia City : An cư lý tưởng, đầu tư thịnh vượng, tích sản truyền đời -
Chính thức giới thiệu Masteri Grand Avenue - dự án thuộc bộ sưu tập Masteri Collection tại Vinhomes Global Gate -
Bình Thuận quy hoạch 48,39 ha đất tuyến đường Võ Nguyên Giáp để đấu giá -
CapitaLand Development "bắt tay" hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương xây dự án 18.000 tỷ đồng -
Danko City tung chính sách bán hàng "khủng" cuối năm -
Căn hộ hàng hiếm SAM Towers Đà Nẵng, tinh hoa sông Hàn -
Bền vững trong bất động sản, xu hướng tất yếu của thị trường
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"