
-
Quá tải hồ sơ tại Văn phòng đất đai Long Biên vì dự án nhà ở xã hội hút khách
-
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách
-
4 tháng đầu năm 2025, TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản
-
Bình Định quy định điều kiện để người ngoại tỉnh được mua, thuê nhà ở xã hội -
Phân khúc nhà liền kề Hà Nội bứt tốc -
Khai thác nguồn lực đất đai từ các trụ sở cơ quan không sử dụng -
Bộ Tài chính nghiên cứu tính thuế chuyển nhượng bất động sản; Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại quận Thanh Xuân
![]() |
Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại một dự án tái định cư |
Dự án tái định cư Tân Mỹ là chung cư tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa tại chương trình di dời, giải tỏa, chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây, quận 8. Chung cư được xây dựng với 3 khu: khu A, khu B là khu tái định cư, khu C là khu thương mại. Dù mới được đưa vào sử dụng khoảng 9 năm, nhưng hiện tại cơ sở vật chất có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Nằm ngay trên mặt tiền đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, quận 7, nhìn bên ngoài, không ai nghĩ Chung cư Tân Mỹ là một dự án tái định cư bởi vẻ khang trang, hoành tráng.
Thế nhưng, vào bên trong mới thấy được nhiều cái khổ mà cư dân ở đây phải chịu đựng. Hệ thống 4 cầu thang máy ở 2 khu này chỉ hoạt động được 2 máy còn lại đang trong tình trạng hư hỏng, nhưng không được sửa chữa. Cầu thang bộ trở thành nơi chứa rác, bốc mùi hôi nồng nặc.
Tại khu B, những mảng tường bị bong tróc, loang lổ, ẩm thấp. Trần nhà có nhiều chỗ bị hư hỏng. Nguyên nhân một phần ở khu B không có người vào ở, các hộ dân tận dụng lối đi của cầu thang bộ làm kho chứa đồ đạc, khiến cụm chung cư trở nên nhếch nhác, u ám.
Cũng rơi vào tình trạng tương tự, khu tái định cư Thạnh Mỹ Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 là một trong những khu tái định cư được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, cơ sở vật chất khá khang trang, thoáng mát. Thế nhưng công tác quản lý tại khu chung cư ngày càng bị buông lỏng.
Hệ thống đèn tại cầu thang thoát hiểm ở khu C có nhiều bóng không hoạt động nhưng không được sửa chữa từ lâu, vấn đề an toàn của cư dân dường như bị bỏ ngỏ. Tại khu B2, thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) được phân bổ khá lạ. Cứ mỗi tầng có 1 van nguồn nước PCCC, nhưng 2 tầng thì mới có 1 ống dẫn nước.
“Sự cố xảy ra ở đâu thì chuyển vòi đến tầng đó, do sợ mất cáp nên vòi nước PCCC được ban quản trị cất vào văn phòng. Khi nào có sự cố mới lấy ra dùng” - một cư dân ở đây cho biết.
Tương tự, nhiều hộ dân sống tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B (xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) càng ngao ngán hơn trước sự bất tiện ở chung cư này. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, trước đây, khu này được bàn giao cho các hộ dân thuộc khu vực giải tỏa ở dự án cải tạo bờ kênh Tân Hóa - Lò Gốm, dự án thoát nước và cải thiện ô nhiễm tại kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các hộ dân sống tại đây đều là thuê lại từ chủ cũ. Nhiều tòa vẫn còn bị bỏ hoang, cỏ cao hơn người, nền gạch sụp lún, nứt nẻ vì không có người ở.
Chị Thúy, một cư dân sống tại đây, cho biết điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, chất lượng tòa nhà đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những người chọn thuê ở đây là vì giá thuê rẻ, thoáng mát bởi phần đông đều là người có thu nhập thấp.
“Ở đây thường hay mất trộm, không có bảo vệ nên người dân phải tự giữ gìn. Chỉ có bảo vệ nhà xe, nên khi xảy ra các tình trạng trộm cắp, họ yêu cầu người dân báo với công an vì họ không có nghĩa vụ phải giải quyết vấn đề này. Gần 1 năm ở đây nhưng chưa biết mặt cảnh sát khu vực, mỗi khi có việc chẳng biết báo với ai”, chị Thúy tâm sự.
Cô Liên, một cư dân ở căn hộ bên cạnh chia sẻ, “Sống ở đây vắng vẻ, không có trạm xá, không có chợ, khu vui chơi dành cho trẻ em. Mang tiếng ở chung cư nhưng khó khăn đủ bề, nhưng muốn thay đổi cũng đâu có điều kiện”.
Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng ở các dự án tái định cư không chỉ diễn ra ở chung cư Tân Mỹ, chung cư Vĩnh Lộc B hay chung cư Thạnh Mỹ Lợi. Báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện Thành phố có hơn 14.000 căn hộ tái định cư, nhiều nhất là tại quận 2 trong dự án khu tái định cư 38,4 ha (P.Bình Khánh) với hơn 12.000 căn hộ. Điểm chung của những dự án này đều vắng bóng người và xuống cấp nghiêm trọng.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc “vườn không nhà trống” tại các dự án tái định cư có nhiều lý do. Nguyên nhân chính yếu vì chất lượng nhà tái định cư tương đối thấp, nhưng nhiều dự án có giá bán như chung cư thương mại nên không mấy ai mặn mà.
Bên cạnh đó, thiết kế của nhà tái định cư cũng là một vấn đề khi những tiện ích chung như công viên, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp hoặc không có. Ngoài ra, một phần cũng do thói quen của những hộ dân khi được bố trí tái định cư đã quen với cuộc sống trên mặt đất, nên khi được bố trí căn hộ họ thường nhận tiền để mua đất hoặc mua nhà.
-
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội
-
Giải mã sức hút của Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tại thị trường phía Nam
-
HOREA: Đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất
-
Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire “phủ sóng” hình ảnh khắp TP.HCM
-
Quảng Ninh hủy bỏ quyết định cho thuê 2,4 triệu m2 đất và mặt nước tại Vân Đồn -
T&T City Millennia – Nơi hội tụ “phong thủy vượng khí” bậc nhất Long An -
Quảng Ngãi sẽ xây dựng Khu đô thị mới hơn 1.815 tỷ đồng -
Tecco Garden hiện thực hóa giấc mơ “tậu nhà to - không lo tài chính” -
Những mảnh ghép hiện đại của “thành phố mới phía Đông” Hà Nội -
Bất động sản Buôn Hồ hấp dẫn khi thị xã định hướng lên thành phố -
Hé lộ khu đô thị mở đáng sống tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/5
-
2 Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
3 Nhiều người đứng tên sổ đỏ nhưng vẫn bất chấp nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
-
4 Đề xuất duyệt Dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
5 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
Trinasolar cung cấp mô-đun cho dự án năng lượng mặt trời tại Australia
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Liberty Energy Solutions mua lại và tư nhân hóa PEC với giá 160 triệu USD
-
Huawei Digital Power thúc đẩy chuyển đổi năng lượng toàn cầu và xây dựng hệ thống điện mới
-
Aeson Power giới thiệu công nghệ pin natri đột phá tại EES Europe 2025