-
Huyện Quốc Oai đấu giá 26 lô đất, giá trúng cao nhất 76 triệu đồng/m2; Hà Nội hạ độ cao tòa nhà tại khu đô thị Nam An Khánh -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam vẫn chờ tới lượt được “giải cứu” dự án -
Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam: Bất động sản luôn là kênh đầu tư ổn định, bền vững -
Địa ốc sẵn sàng đón chu kỳ phát triển mới -
Hà Nội: Huyện Phú Xuyên được giao thêm 3.822 m2 đất để tổ chức đấu giá -
Thị trường bất động sản năm 2025: Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kết -
Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 104 dự án tại huyện Mê Linh
Ngày 27/05, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo luật kinh doanh bất động sản. Siết chặt quản lý năng lực của chủ đầu tư được xem là nội dung quan trọng cần nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Thời gian qua, thị trường bất động sản nóng lên với những dự án đắp chiếu, không thi công, dẫn tới việc khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng. Đây có thể xem là hệ quả tất yếu do sự thiếu quản lý đối với năng lực của các chủ đầu tư bất động sản. Siết chặt quản lý năng lực của chủ đầu tư, đặc biệt là về mặt tài chính là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm trong dự thảo luật kinh doanh bất động sản sắp được đưa ra thảo luận tại quốc hội.
Tại Hà Nội hàng loạt dự án bị đình trệ, chậm bàn giao cho khách hàng 5-10 năm như: Dự án nhà ở Vĩnh Hưng Dominium tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội, Dự án chung cư Binh đoàn 12, Dự án B5 Cầu Diễn, Dự án AZ Vân Canh, Dự án Phú Thượng...gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài.
Còn tại TP.HCM, từ năm 2007-2013, TP.HCM đã phê duyệt 280 dự án nhà ở và chấp thuận đầu tư 47 dự án nhà ở đủ điều kiện năng lực tài chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
Theođánh giá của TP.HCM, hàng loạt công ty có chức năng kinh doanh bất động sản được thành lập, nhưng năng lực về vốn rất yếu. Khi các doanh nghiệp này tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản trên thị trường, do năng lực về vốn yếu, nên đã thực hiện nhiều hoạt động huy động vốn không tuân thủ đúng quy định pháp luật gây xáo trộn, bất ổn cho thị trường.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đăng ký vốn điều lệ lớn, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhưng chỉ cần đáp ứng vốn pháp định 6 tỷ theo quy định là được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thực tế, năng lực tài chính của doanh nghiệp không đảm bảo hoặc có thì chỉ là lúc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư, xin chủ trương đầu tư, khi đi vào triển khai thực hiện dự án cụ thể thì không đảm bảo năng lực tài chính do đầu tư dàn trải vào nhiều dự án bất động sản.
Nguyên nhân chính của tồn tại trên là do: Quy định mức vốn pháp định tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản (6 tỷ đồng Việt Nam) là quá thấp. Quy định vốn chủ sở hữu khi triển khai dự án (15-20% tổng mức đầu tư của dự án) là chưa chặt chẽ để đảm bảo năng lực tài chính của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, khái niệm “Vốn thực có” của chủ đầu tư được đề cập trong quy định của văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản chưa được định nghĩa rõ ràng.
TS Lê Duy Hiếu, Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, việc chậm tiến độ là 1 thực trạng đương nhiên rất phổ biến và bắt buộc phải phổ biến vì trong tình trạng mà 1 nhà kinh doanh bất động sản tham gia vào rất nhiều dự án. Trong khi mình đang thiếu vốn, thiếu đủ mọi thứ thì lại triển khai rất nhiều dự án.n.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự đánh giá, lý do mà các chủ đầu tư đưa ra là thiếu vốn hoặc vốn đã cạn kiệt là lý do không chính đáng. Vì nếu không đủ năng lực về mặt tài chính thì ngay từ ban đầu, trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư đã không được phê duyệt.
"Nếu bảo không đủ vốn hoặc thiếu vốn thì làm sao cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy ban lại phê duyệt cái dự án cho anh. Như vậy ngay từ ban đầu về trình tự thủ tục anh đã không được phê duyệt thì làm sao anh triển khai được dự án", Luật sư Bách cho biết.
Hữu Tuấn
-
Đề nghị cấp sổ cho 30 ha tại Khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hòa 1 -
Villa Vinhomes Golden Avenue: Tài sản truyền đời, “mua 1 được 2” của giới nhà giàu Móng Cái -
Riêng tư nhưng vẫn kết nối - Không gian đặc biệt chỉ có tại The Orchard -
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà Lạt
-
Ba dự án siêu chậm tiến độ có mặt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Mê Linh -
Quảng Nam tiếp tục đốc thúc tiến độ 3 dự án của Công ty Bách Đạt An -
Nghệ thuật kiến tạo đô thị: Khi tiêu chuẩn quốc tế hòa quyện trong bản sắc Việt -
Libera Nha Trang lọt Top 10 dự án bất động sản nổi bật 2024 -
Đón năm mới tại The Global City: Lễ hội đếm ngược đẳng cấp quốc tế, không xô bồ mà vẫn “cháy hết nấc” -
Ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn thực hiện dự án 800 tỷ đồng -
The Ninety Complex - “dẫn sóng” đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- CASCO hỗ trợ khai trương Dự án kết nối đường sắt cầu Padma (PBRLP) dài 168 km tại Bangladesh
- Thái Lan chào đón năm 2025 tại CentralwOrld bằng một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ
- Lexar giới thiệu loạt sản phẩm đa dạng dành cho nhiếp ảnh gia, nhà làm phim và game thủ tại CES 2025
- Các cột mốc phát triển bền vững toàn cầu của LiuGong trong năm 2024 và tương lai
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững