-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Những ngày qua, từ khóa “chợ An Đông” đang trở thành tâm điểm của dư luận. Dù khởi nguyên của sự việc bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng đây cũng là dịp để nhìn lại thị trường bán lẻ Việt Nam. Thị phần giữa hai phân khúc "Truyền thống" với những khu chợ quen thuộc, và "Hiện đại" cùng các trung tâm thương mại, siêu thị tiện nghi đang có sự biến chuyển dần dần nhưng rõ rệt.
Truyền thống và Hiện đại – Bên nào thắng thế?
Với việc quay trở lại thứ hạng 6 trên toàn thế giới theo Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017 của AT Kearney, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp bán lẻ như: niềm tin của khách hàng, sự bùng nổ của thương mại điện tử, tự do thương mại và hạ tầng cơ sở liên tục được nâng cấp và phát triển. Thêm vào đó, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển bởi mật độ bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn còn khá thấp, mới chỉ khiêm tốn ở mức từ khoảng 0,26 và 0,12 m2 bán lẻ/người, thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur.
Hiện tại, nhiều thống kê cho thấy nhóm Truyền thống vẫn chiếm ưu thế bởi tần suất người tiêu dùng đi mua sắm thực phẩm vẫn lựa chọn vào các khu chợ hơn là đi vào siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Nhóm Hiện Đại đang chiếm khoảng 25% thị phần, tuy nhiên, nhóm này đang có những bước phát triển nhanh chóng.
Theo thống nghiên con số dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 11,9%/năm với quy mô thị trường khoảng 179 tỉ USD vào năm 2020. Dù chỉ số này chỉ tương đương thị trường Thái Lan vào năm 2016, thế nhưng, tiềm năng dành cho Việt Nam vẫn còn được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi yếu tố quan trọng như dân số “vàng”, đô thị hóa nhanh chóng tạo đà tăng trưởng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, tình hình bán lẻ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kênh bán hàng qua internet. Chỉ còn lại 3 năm để chúng ta tăng gấp đôi so với hiện tại, quả thực đây là một thách thức cho thị trường VN.
Giá thuê – con số nói gì?
Xét về giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các khu vực, chúng ta có thể thấy rằng chính cơ chế thuê sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành giá thuê. Đối với các trung tâm hay mặt bằng thương mại (shopping mall), giá thuê giao động từ khoảng100-130$/m2, áp dụng cho tầng thấp. Cơ chế thuê chủ yếu là cố định (fixed rent) trên m2 và việc hình thành giá thuê tùy vào vị trí và thương hiệu của chính TTTM. Ngoài ra, các TTTM ngoài trung tâm có mật độ dân cư đông đúc giá dao động từ khoảng 40$/m2- 60$/m2 như Q10, Q5, còn lại Q2,Q9,Quận Gò Vấp hay Thủ Đức giá chỉ tầm khoảng 25USD/m2-35USD/m2.
Đối với phân khúc những tổ hợp mua sắm, kiosk (department store) nằm trong khu TTTM, hình thức tính tiền thuê chủ yếu dựa vào hình thức chia Doanh thu và kèm theo Doanh thu tối thiểu. Mức chia Doanh thu dao động từ 18%-25%, tùy vào tên tuổi mỗi thương hiệu và nếu so sánh với fixed rent, thì mức Doanh thu tối thiểu thông thường thấp hơn khoảng từ 20%-30%.
Ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP.HCM |
TTTM-trung tâm mua bán sỉ có thể đơn cử những tên tuổi quen thuộc như Saigon Square, Bến Thành, Lucky plaza, Taka plaza, An Đông, Bình Tây. Hiện nay giá thuê cao nhất là Bến Thành, từ xấp xỉ 30 triệu – 50 triệu, các trung tâm còn lại từ khoảng 10triệu - 27triệu, tùy vào vị trí. Bên cạnh giá thuê, mô hình này có thêm một hình thức là sang nhượng quầy hàng với diện tích từ 2-4m2, ví dụ như Bên Thành có giá từ khoảng 1,2 tỉ -2,5 tỉ, và các trung tâm khác từ khoảng 10.000USD-25.000USD.
Cạnh tranh nội ngoại – Chọn sân để chơi?
Thị trường bán lẻ VN mở cửa chính thức vào năm 2015. Tuy nhiên, trước thời điểm đó chúng ta đã có sự hiên diện của Siêu Thị Cora - tiền thân của BigC ngày nay và Siêu thi Metro nay đổi thành Mega Market.
Cuộc chơi bán lẻ đã chính thức khởi động từ năm 2014, khi thị trường Việt Nam chào đón những thương hiệu lớn như Aeon, Central Group, Tập đoàn TCC (Thái Lan), hay Auchan. Và trong thời gian qua, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực mà trong đó nội cộm là các thương vụ mua lại Metro, BigC, Nguyễn Kim. Nhiều chuyên gia đã nhận định, đây là bước đi khôn ngoan của các thương hiệu lớn. Có thể thử làm một phép tính cho một nhà bán lẻ phát triển từ số 0, họ sẽ phải mất công sức xây dựng, tìm hiểu nghiên cứu thị thiếu tiêu dùng của người Viêt Nam, chưa nói đến vô vàn các thủ tục giấy tờ… Quan trọng nhất chính là thời gian để thị trường nhận diện cũng như chấp nhận thương hiệu. Đây cũng là bài học của rất nhiều nhà bán lẻ đi trước nên việc mua lại xem như vừa nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Nhanh ở đây là nhanh chiếm thị phần, dễ dàng ở việc thâm nhập vào thị trường và an toàn là nhìn ra ngay được tình hình thực tế trước khi đi đến quyết định. Nghe thì có vẻ đơn giản, thế nhưng, mỗi thương vụ M&A đều phải tốn trung bình từ 3-5 năm mới đi đến kí kết hợp đồng.
Bên cạnh nhưng tên tuổi đã đề cập bên trên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng trông đợi những động thái từ các “ông lớn” như Walmart, Tesco hay Carefour. Dù đã phát triển mạnh, nhưng dường như trải nghiệm của các thương hiệu này tại thị trường Châu Á không mấy suôn sẻ, bởi đặc thù văn hóa đa dạng, cộng với tác động khủng hoảng ngay trên sân nhà, nên khả năng phải cần thêm thời gian để củng cố.
Như vậy, các DN bán lẻ Việt Nam đang ở đâu và làm gì trước nguy cơ: sân nhà không còn là ưu thế? Có lẽ, mỗi nhà bán lẻ cần tự tìm cho mình một hướng đi an toàn, như việc tránh đối đầu và hướng tới các thị trường mà các đối thủ ngoại chưa có kế hoạch thâm nhập, như các tỉnh và vùng xa, để tận dụng tối đa lợi thế nắm vững văn hóa tập quán, vùng miền. Bên cạnh đó, phần lớn nhiều nhà bán lẻ Việt Nam chỉ đang ở quy mô trung bình và nhỏ nên việc “chọn sân để chơi” cũng là điều nên cân nhắc.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp hay sản xuất cho thị trường bán lẻ cũng đang phải đối mặt vô vàn khó khăn, khi các DN bán lẻ ngoại luôn đi song hành cùng các nhà cung cấp ngoại với tỉ lệ 1/3, tương đương với nhà cung cấp nội cũng như các nước trong khu vực. Nghe thì rất hợp lý và công bằng nhưng đằng sau đó luôn là một câu chuyện không hồi kết. Thí dụ điển hình là việc các siêu thị ngoại cạnh tranh nhau bằng loại hình Own brand (nhãn hàng riêng của Siêu thị) với tiêu chí rẻ, chất lượng, mẫu mã đẹp và luôn được ưu tiên điểm trưng bày tốt. Điều này vô hình dung đang tạo nên làn sóng cạnh tranh trực tiếp, phần nào ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nội. Khi không còn đủ sức cạnh tranh, các DN nội phải chuyển thành đơn vị gia công cho chính các DN ngoại bán lẻ này.
Trên thực tế, tình trạng “làm chủ chuyển sang làm thuê” đã không còn xa lạ và ngày một nhân lên khi các nhà sản xuất muốn tồn tại. Song song đó, để cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp ngoại, thực sự chúng ta vẫn còn nhiều việc phải bàn đến như chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xuất xứ… Lúc này, giá cả đã không còn là yếu tố quan trọng và để tồn tại, các doanh nghiệp nội sẽ không chọn cách đối đầu với các nhà cung cấp ngoại mà chọn đối thủ ngang tầm hơn, dẫn đến tình trạng “quân ta đánh quân mình” để tìm cơ hội. Và chuyện các nhà bán lẻ nội “ngồi lại bên nhau”, liên kết hợp sức lại trở nên khá thiếu thực tế, xa vời trong giai đoạn có thể gọi là sống còn này.
Tuy nhiên, vẫn có một điểm sáng trong cuộc cạnh tranh, đó là lợi thế hay những ưu đãi về hàng hóa, dịch vụ dành cho người tiêu dùng trở nên phong phú và đích thực hơn bao giờ hết. Theo số liệu bộ phận Bán Lẻ Savills nghiên cứu, thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua hứa hẹn nhiều bất ngờ của Emart, BigC, Coopmart, Satra… trên con đường chinh phục thị trường Việt nhiều thách thức nhưng cũng lắm tiềm năng
-
Vinhomes Ocean Park - Khu đô thị có biển hồ nước mặn và hồ nước ngọt nhân tạo trải cát trắng lớn nhất thế giới -
Phú Yên đầu tư tiếp 185 tỷ đồng cho dự án Công viên ven biển thành phố Tuy Hòa -
Lợi thế độc tôn của The Matrix One -
Vụ ngang nhiên bán trộm cả nền biệt thự nhà phố ở TP.HCM: Cấp phép xây dựng trên đất tranh chấp
-
Giải pháp tài chính dành riêng cho các gia đình 3 thế hệ với căn hộ 3 phòng ngủ Le Grand Jardin -
Phát hiện loạt dự án nhà ở xã hội chuyển thành nhà thương mại trái phép tại Hà Nội -
Apec Mandala Wyndham Hải Dương - Tổ hợp 5 sao đầu tiên tại Hải Dương -
Phú Yên phê duyệt Đề án bảo vệ quần thể Hòn Yến -
Lotus Central: 5 yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư -
Chuyên gia đưa ra “lời khuyên vàng” cho nhà đầu tư bất động sản ven đô năm 2020 -
Quảng Ngãi: “Cứ địa” vững vàng của Đất Xanh Đà Nẵng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025