-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng
Kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 tỉnh Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vấn đề trong sử dụng đất đai ở địa phương này và kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân.
Bán tài sản gắn liền với đất không qua đấu giá
Theo đó, tại tỉnh Ninh Bình, Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước bán tài sản gắn liền với đất được thuê trả tiền hàng năm không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Đó là việc Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 4 đã bán tài sản gắn liền với đất cho Công ty CP Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P; Công ty cổ phần lương thực Ninh Bình đã chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường; Công ty 529 chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cho Công ty Thái Hưng,...
Vì thế, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật, trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các vụ việc trên.
"Vũ Nhôm" - Phan Văn Anh Vũ từng biến nhiều dự án đất công thành thành tài sản tư |
Tại tỉnh Quảng Nam, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai phạm trong việc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) tại Khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam không đúng quy định Luật Đất đai 2003; không chuyển sang thuê đất sau khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, cho phép công ty chuyển nhượng không đúng quy định Luật Đất đai 2013 và giá chuyển nhượng thấp hơn giá đất quy định tại thời điểm bán của UBND tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các cá nhân và tập thể liên quan trong việc bán tài sản trên đất tại số 14 Phan Châu Trinh, TP. Tam Kỳ có diện tích 304m2 của Công ty CP Xây lắp điện Quảng Nam năm 2011 không thông qua đấu giá theo quy định.
Tại Đà Nẵng, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ UBND TP. Đà Nẵng giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài cho 2 doanh nghiệp không đúng quy định tại Luật Đất đai 2003. Việc này đã tạo điều kiện cho các DN chuyển tài sản nhà nước thành tài sản thuộc sở hữu của Công ty công ty cổ phần, sau đó tiếp tục chuyển nhượng lại cho tư nhân để thu lợi.
UBND TP. Đà Nẵng đã không tổ chức đấu thầu dự án gắn với quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật đất đai 2003 đối với 3 thửa đất của Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Đà Nẵng.
Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo Sở TN-MT; Sở Xây dựng; Hội đồng bán đấu giá TP. Đà Nẵng; Công ty Quản lý Nhà Đà Nẵng tham mưu chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 8 thửa đất cho Công ty CP Lương thực Đà Nẵng trái quy định Luật đất đai; tạo điều kiện cho Công ty chuyển nhượng 7/8 thửa đất cho cá nhân và sử dụng 1/8 thửa đất để góp vốn kinh doanh để hình thành pháp nhân mới.
“Việc này đã mang lại cho Công ty CP Lương thực Đà Nẵng được hưởng khoản chênh lệch và thu lợi 13,6 tỷ đồng so với giá chuyển nhượng từ UBND TP”, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ.
Buông lỏng quản lý
Kiểm toán Nhà nước cho rằng Đà Nẵng thiếu quan tâm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của các DN sau cổ phần hóa, dẫn đến tình trạng để doanh nghiệp sử dụng đất không đúng qui định.
Cụ thể, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Đà Nẵng đã không triển khai dự án Xây dựng nhà Chung cư cao tầng tại 2 thửa đất theo đúng chủ trương khi giao đất, trái lại Công ty đem góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập pháp nhân mới (thửa đất tại 13 Nguyễn Chí Thanh), chuyển nhượng cho cá nhân khác để xây dựng khách sạn không đúng mục đích khi giao quyền sử dụng đất (thửa đất tại 59 Lê Duẩn).
Trong khi đó Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng bỏ hoang không sử dụng đất trong nhiều năm đối với 5 thửa đất với diện tích 1.240m2.
Do đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các sai phạm được phát hiện qua kiểm toán kể trên.
Tại Quảng Nam, liên quan đến thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) tại Khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Kiểm toán Nhà nước đề nghị kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, các cá nhân và tập thể liên quan đối với sai phạm: Bố trí đất ở đô thị có thu tiền sử dụng đất cho DN sử dụng lâu dài và giao đất không qua đấu giá, không đúng quy định của Luật Đất đai 2003; cho phép DN gia hạn nộp tiền, không tính tiền chậm nộp trái thẩm quyền; cho phép DN chuyển nhượng lô đất trên cho cá nhân không đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và giá chuyển nhượng thấp hơn giá UBND tỉnh quy định.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng phải kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo UBND tỉnh, các cá nhân và tập thể liên quan đến việc tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất của Công ty CP Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (1.778m2) năm 2014 đồng thời giao cho Công ty CP Thương mại Xây dựng Công trình Kim Thiên Phú vượt quá 19 năm so với thời hạn sử dụng đất còn lại và không đúng mục đích sử dụng đã được xác định.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với Chủ tịch UBND tỉnh và các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc chưa chỉ đạo các DNNN thực hiện cổ phần hóa lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi cổ phần hóa để quản lý đất đai.
Những vấn đề tương tự cũng được Kiểm toán Nhà nước phát hiện khi kiểm toán đất đai ở hàng loạt tỉnh thành khác. Điều đó cho thấy, công tác quản lý đất đai, trong đó có đất đai sau cổ phần hóa vẫn còn nhiều sai phạm, có sự buông lỏng trong quản lý.
Trong quá trình kiểm toán đất đai sau cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước gặp tình trạng cung cấp thông tin không chính xác, không đẩy đủ, thậm chí không cung cấp theo yêu cầu.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo Sở TN-MT kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân cung cấp thiếu thông tin về dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng; thiếu thông tin hoặc chưa có thông tin về hiện trạng sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn trước 2011.
Sở TN-MT Lâm Đồng không cung cấp được cho Kiểm toán nhà nước văn bản phê duyệt Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa tại Công ty CP Xây dựng Đường bộ 678.
Tại Ninh Bình, Công ty 529 không phối hợp trong việc cung cấp hồ tài liệu phục vụ công tác kiểm toán, đối chiếu theo nội dung đã được phê duyệt.
-
Vinhomes ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market -
Yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai -
Hà Nội áp dụng quy định mới về diện tích đất ở tối thiểu để được tách thửa -
Long An phấn đấu đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội -
Bất động sản phía Nam: Cung tăng, thanh khoản vẫn đủng đỉnh -
Thanh khoản tốt thuộc về dự án bất động sản đáp ứng nhu cầu thực -
Thị trường bất động sản phía Nam đang phục hồi vững chắc
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử