
-
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách
-
4 tháng đầu năm 2025, TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản
-
Bình Định quy định điều kiện để người ngoại tỉnh được mua, thuê nhà ở xã hội
-
Phân khúc nhà liền kề Hà Nội bứt tốc -
Khai thác nguồn lực đất đai từ các trụ sở cơ quan không sử dụng -
Bộ Tài chính nghiên cứu tính thuế chuyển nhượng bất động sản; Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại quận Thanh Xuân -
Thông tin - yếu tố tạo niềm tin trong giao dịch địa ốc
Khủng hoảng tranh chấp
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2018 tới nay, tình trạng tranh chấp chung cư trên địa bàn Thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong đó, chủ yếu là tranh chấp liên quan đến việc chậm bàn giao nhà, chậm làm thủ tục ra giấy chứng nhận chủ quyền, chiếm dụng phí bảo trì, tranh chấp sở hữu chung - riêng, ban quản trị không minh bạch tài chính…
Theo cư dân tại Dự án chung cư Rubyland (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) do Công ty Tân Hoàng Thắng làm chủ đầu tư, chung cư này được đưa vào sử dụng từ năm 2009, nhưng đến nay chưa có hộ dân nào được cấp sổ đỏ. Nguyên nhân là chủ đầu tư đã mang Dự án thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Chi nhánh Gia Định.
![]() |
. |
Ngoài sai phạm vừa bán nhà vừa đem tài sản thế chấp ngân hàng, cơ quan chức năng khi thanh tra dự án này cũng phát hiện chủ đầu tư đã thu phí dịch vụ của cư dân, nhưng nhiều khoản chi không có chứng từ hợp lệ, không hợp lý, như chi phí cho phòng tập thể dục - thể thao (dù cư dân không được hưởng lợi), chi phí cho các hoạt động thờ cúng tâm linh của đơn vị vận hành chung cư, chi phí cho các cổ đông sáng lập công ty…
Chung cư 584 - Tân Kiên (huyện Bình Chánh), do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) làm chủ đầu tư hiện cũng là điểm nóng tranh chấp. Khởi công từ năm 2007 và dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng, đến năm 2011, chủ đầu tư mới thông báo giao nhà, song không ai đến ở vì… công trình còn dở dang.
Mới đây, tại Hội nghị nhà chung cư 91 - Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình), nhiều cư dân đã đồng loạt phản đối Ban quản trị về sự nhập nhèm trong công tác quản lý vận hành. “Trước khi bầu Ban quản trị nhiệm kỳ mới, tôi yêu cầu phải công khai các vấn đề liên quan đến những thắc mắc của cư dân, như minh bạch về tài chính, tình hình an ninh trật tự, nhận trông giữ xe từ bên ngoài, mất an toàn phòng cháy chữa cháy...”, bà Cúc, một cư dân đề nghị.
Được bàn giao nhà từ đầu năm 2017, nhưng chỉ sau vài tháng nhận nhà, hàng trăm hộ dân sống tại chung cư SaiGonRes Plaza do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Nam Đô (thuộc Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn) làm chủ đầu tư phải mệt mỏi kiện cáo vì chất lượng chung cư không tốt. Cho tới nay, chủ đầu tư và cư dân chưa đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề này.
Khó tìm lời giải
Ông Bùi Văn Hiếu, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, những tranh chấp lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây là phần sở hữu chung - riêng trong dự án chung cư như nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê… Ngoài ra, những tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư của các hộ dân, chất lượng xây dựng chung cư, thiết bị, công trình phòng cháy chữa cháy cũng diễn ra thường xuyên tại nhiều tòa chung cư.
“Đặc biệt gay gắt là các trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết, chưa làm giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua nhà qua nhiều năm, khiến bức xúc của cư dân lên đến đỉnh điểm. Không ít trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp; hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình, nhưng đã đưa dân vào ở, không đảm bảo an toàn”, ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, tranh chấp ở nhiều chung cư kéo dài nhiều năm, dẫn tới việc cư dân kéo lên Sở Xây dựng, UBND TP.HCM…, rồi gửi đơn khiếu kiện nhiều nơi. “Trong nhiều vụ việc, chúng tôi phải đứng ra làm đơn vị trung gian giải quyết mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân, nhưng sau nhiều nỗ lực, qua nhiều cuộc họp, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung”, ông Hiếu cho biết.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc HungThinh Land cho biết, công ty này chỉ là đơn vị phát triển dự án, nhưng vì chủ đầu tư làm ăn không đàng hoàng mà cư dân tìm tới trụ sở yêu cầu giải quyết các vấn đề như chỗ để xe, thang máy… Công ty phải gửi văn bản tới chủ đầu tư và Ban quản trị đề nghị chấm dứt ngay việc nhận giữ xe cho người ngoài chung cư, để xe tại vị trí thoát hiểm ở tầng hầm, chắn lối lưu thông, cứu hộ, cứu nạn..., nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
“Nếu mỗi bên chịu thiệt một chút thì sẽ không có câu chuyện tranh chấp kéo dài và nhiều như hiện nay”, ông Hiền nói.
-
Khu công nghiệp SHI - IP Tam Dương - Dự án KCN trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc -
Ninh Thuận: Dự án Nhà ở xã hội MK Central City bổ sung 40 căn hộ thương mại -
The Premium nâng tầm chuẩn sống thượng lưu cho cư dân Thanh Hoá -
Phố đi bộ Vũ Yên - Tọa độ “must check in” của du lịch Hải Phòng -
KN Cam Ranh ký kết chiến lược với 7 đối tác lữ hành dự án CaraWorld -
Bệnh viện Phúc An Khang xin chuyển qua chung cư giờ ra sao? -
Kon Tum chấm dứt dự án hơn 1.700 tỷ đồng của FLC
-
1 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
2 Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh, thành sau sắp xếp
-
3 Hồi tố giá FiT, rủi ro pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn của Việt Nam
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/5
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/5
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Trimble công bố Dimensions Australia, mở rộng đối tượng tiếp cận trải nghiệm
-
Tianneng ra mắt tại Triển lãm AsiaBike
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
COMPUTEX 2025: Apacer giới thiệu giải pháp lưu trữ thế hệ mới