-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Hạ tầng nhếch nhác tại các dự án khu đô thị ở Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ảnh: Linh Đan |
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, đến năm 2025, tổng diện tích nhà ở khoảng 6,389 triệu m2 sàn; diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,93 m²/người (khu vực đô thị đạt 32,18 m²/người, khu vực nông thôn đạt 27,79 m²/người).
Về chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu, UBND tỉnh Quảng Nam quy định diện tích nhà ở tối thiểu toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 10 m²/người.
Về chất lượng nhà ở, UBND tỉnh quy định tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố khoảng 97,5%, giảm tỷ lệ nhà ở bán kiên cố và không phát sinh nhà ở đơn sơ.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh phát triển khoảng 6,389 triệu m² sàn nhà ở, tương ứng 60.904 căn nhà (nhà ở thương mại với khoảng 5,137 triệu m² sàn (tương ứng 80,4%); nhà ở xã hội với khoảng 0,686 triệu m² sàn (chiếm 10,7%); nhà ở dân tự xây với khoảng 0,566 triệu m² sàn (chiếm 8,9%).
Tổng nhu cầu vốn phát triển nhà ở tại Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 21.192 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn làm nhà ở thương mại chiếm 15.771 tỷ đồng..
Đáng chú ý, thị xã Điện Bàn (địa phương giáp Đà Nẵng) dẫn đầu về diện tích đất ở trong dự án nhà ở thương mại với diện tích 129,3ha (tính riêng trong các năm 2021, 2022 là 83,7 ha).
So với các địa phương khác như Núi Thành, Tam Kỳ…, thị xã Điện Bàn cũng dẫn đầu về quy mô phát triển nhà ở xã hội (nhà ở liền kề) với 52,25 ha và nhà ở tái định cư với 38,4 ha.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý, các địa phương căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển nhà ở hằng năm theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025, khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển nhà ở nông thôn, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (1/5000, 1/2000, 1/500, nếu có), quy hoạch nông thôn mới, việc sử dụng đất lúa, đất rừng,… rà soát, đánh giá nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn để đề xuất các dự án phù hợp tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn.
Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu làm rõ nhu cầu, khả năng hình thành nhà ở từng năm; tổng hợp, gửi Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở để triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng quy định tỷ lệ xây dựng nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên tổng diện tích đất ở của dự án cho giai đoạn đến năm 2025 không dưới 20%. Các dự án quy định tại điểm b khoản này phải đầu tư xây dựng nhà ở đồng bộ theo dự án.
Các lô đất xây dựng nhà ở nằm trong khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý kiến trúc được duyệt; các lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm tại mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên, các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị; các lô đất dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ qua đô thị.
Đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị, các địa phương căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; Chương trình, Khu vực phát triển đô thị; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và các yêu cầu xây dựng nhà ở nêu trên; trong quá trình đề xuất danh mục kế hoạch phát triển nhà ở cần tuân thủ các điều kiện theo pháp luật về đất đai, pháp luật về phát triển đô thị và pháp luật khác liên quan để thực hiện.
Các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở ngoài các khu vực quy định tại điểm a, điểm b nêu trên; đảm bảo tuân thủ các điều kiện của pháp luật về đất đai, phát triển đô thị và pháp luật khác liên quan, phải được cấp thẩm quyền thống nhất cho phép bằng văn bản.
Người dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải xây dựng nhà ở theo quy hoạch, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc nhà ở (nếu có) đối với các lô đất được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.
-
Đà suy giảm tăng trưởng ngành bất động sản TP.HCM đã chậm lại -
Bết bát phân khúc nhà phố, biệt thự tại Đà Nẵng -
Hai luồng ý kiến về thời hạn sử dụng nhà chung cư -
Lo chung cư mini sẽ phát triển rầm rộ -
Giao hay không giao Tổng Liên đoàn Lao động là chủ đầu tư nhà ở xã hội? -
Quy định đất ở mới được làm dự án: “Khó” cho doanh nghiệp, khó cho thị trường? -
Vẫn khó “chốt” quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025