
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh
-
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động
-
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025 -
Hợp nhất Quảng Nam - Đà Nẵng: Bệ phóng cho đô thị đa ngành, đẳng cấp quốc tế -
Môi giới bất động sản chật vật với chứng chỉ hành nghề
![]() |
Giám sát hoạt động tại các khu vực công cộng của tòa nhà là công việc quan trọng đối với đơn vị được giao quản lý vận hành. |
Lép vế trước doanh nghiệp ngoại
Theo Công ty cổ phần Sài Gòn Triển Vọng (Savista), trong số hơn 100 công ty được cấp phép quản lý vận hành các tòa nhà, thì phần lớn là doanh nghiệp tên tuổi của nước ngoài.
Giới phân tích thị trường bất động sản cho rằng, số liệu này hoàn toàn chính xác. Ví dụ, từ năm 2014 tới nay, Tập đoàn Novaland có 10 dự án, đa phần là chung cư cao cấp được xây dựng bàn giao cho khách hàng và các dự án này được Novaland thuê CBRE, Savills… quản lý vận hành.
Các dự án của Hưng Thịnh Corp cũng được giao cho CBRE làm đơn vị quản lý.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên về quản lý vận hành có thâm niên hoạt động hơn 10 năm tại Việt Nam cho biết, doanh nghiệp được thành lập khi thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu phát triển, thậm chí, doanh nghiệp này còn phát triển trước cả khi những doanh nghiệp quản lý vận hành nước ngoài có mặt ở Việt Nam. Thế nhưng, tới nay, doanh nghiệp này vẫn chỉ chủ yếu quản lý vận hành ở các tòa nhà chung cư nhỏ, hạng tầm trung và thấp. Giám đốc doanh nghiệp này cho biết, chủ đầu tư dự án luôn muốn gắn mác doanh nghiệp ngoại để xứng tầm... cao cấp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, việc thị phần quản lý vận hành các dự án bất động sản đang thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, do doanh nghiệp Việt chưa quan tâm đầu tư đúng mức ở mảng này.
Nói về chất lượng quản lý vận hành của doanh nghiệp ngoại, ông Nguyễn Văn Thắng, một cư dân ở tại chung cư của Hưng Thịnh Corp (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết, sau khi bầu Ban Quản trị, cư dân đã hủy hợp đồng với một doanh nghiệp ngoại và thay bằng một doanh nghiệp quản lý vận hành Việt Nam.
“Không những giá quản lý vận hành thấp hơn, mà do hiểu rõ văn hóa của cư dân, nên doanh nghiệp Việt đáp ứng được những gì người dân chung cư cần”, ông Thắng nói.
Yếu thế vì chưa biết liên kết
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết, năm 2017, doanh nghiệp ông đưa Dự án Him Lam Phú Đông vào hoạt động, thay vì ông thuê doanh nghiệp ngoại vào quản lý vận hành, ông lập ra một doanh nghiệp chuyên về quản lý vận hành để quản lý dự án của mình. Lý do ông Phúc đưa ra để giải thích cho việc làm này là vì, ông muốn cư dân của mình được xử dụng tốt các dịch vụ quản lý tòa nhà, cũng như văn hóa của người Việt sẽ dễ giải quyết các vấn đề tranh chấp diễn ra.
Tuy nhiên, ông Sử Ngọc Khương, nguyên Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Savills Việt Nam lại cho rằng, mấu chốt của vấn đề là các công ty nước ngoài áp dụng công nghệ vào quản lý, tạo ra nhiều tiện ích để quản lý không gian hiệu quả.
Bà Vũ Ngọc Hương, Tổng giám đốc Công ty Venus Corp, một doanh nghiệp chuyên quản lý vận hành bất động sản tại Việt Nam cho rằng, hiện nay, tâm lý sính ngoại của chủ đầu tư dự án vẫn là rào cản khó vượt của doanh nghiệp Việt.
“Doanh nghiệp tôi quản lý hơn 30 dự án bất động sản. Ngay từ những năm 2015 - 2016 chúng tôi đã nghiên cứu và viết ra những apps để quản lý vận hành dự án bất động sản, nhưng vẫn khó cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại”, bà Hương nói.
Theo bà Hương, doanh nghiệp Việt lép vế trước doanh nghiệp ngoại là do khối doanh nghiệp quản lý vận hành đang phát triển tự phát, chưa có một hiệp hội để tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra, văn hóa cũng như tính chuyên nghiệp trong quản lý vận hành cũng chưa được các doanh nghiệp Việt chú trọng. Đơn cử, thời gian qua, nhiều dự án bất động sản do doanh nghiệp nội quản lý bị mất cắp, tranh chấp chung - riêng, thậm chí tại quận 12 có cả việc doanh nghiệp quản lý vận hành Việt Nam dùng nước giếng khoan để cấp vào bể chứa nước cho cư dân chung cư dùng, gây bức xúc và ảnh hưởng tới thương hiệu Việt trong ngành quản lý vận hành. “Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp hoạt động quản lý vận hành dễ dãi, bất chấp những điều kiện khắc nghiệt của nghề này sẽ càng khiến doanh nghiệp Việt lép vế hơn so với doanh nghiệp ngoại”, bà Hương nói.
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chật vật bán hàng tồn kho -
Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát -
Ủng hộ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bất động sản về thuế thu nhập doanh nghiệp -
Quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát -
Người dân Hà Nội “chạy đua” mua nhà ở xã hội -
Người khá giả nhưng vẫn tìm cách mua nhà ở xã hội; Doanh nghiệp khó đủ đường khi làm nhà giá rẻ -
Thị trường bất động sản phía Nam: Cuộc cạnh tranh bán hàng bắt đầu
-
1 Sóng ngầm M&A bất động sản
-
2 Bộ Tài chính nêu quan điểm về tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ
-
3 Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
4 Sẽ có cơ chế ưu đãi lớn cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp
-
5 Phó thủ tướng chỉ ra nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
GIGABYTE triển lãm nhiều sản phẩm đột phá tại COMPUTEX 2025
-
Neuchips dẫn đầu về các giải pháp phần cứng AI tiết kiệm năng lượng