-
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng
Trong khi nhu cầu mua đất xây nhà ở của người dân rất lớn, nhưng thị trường đất nền TP.HCM vắng dự án do liên quan đến quy định tách thửa. |
Thị trường vắng lặng
Ghi nhận thực tế ở những khu vực trọng điểm của phân khúc đất nền tại TP.HCM cho thấy, hiện không hề có dự án mới, giao dịch đa phần là ở những dự án đã bán từ 1 - 2 năm trước.
Cụ thể, tại khu Đông TP.HCM - nơi thường dẫn đầu thị trường bất động sản TP.HCM ở phân khúc đất nền - hiện không có dự án mới.
Tại khu Nam, điểm nhấn năm 2018 ở đây là khu dự án đất nền Long Hậu, nhưng nay không còn mở bán phân khu mới, mà chỉ có giao dịch bán lại từ những nhà đầu tư thứ cấp trước đó.
Riêng tại Cần Giờ, giao dịch vẫn xuất hiện, nhưng những giao dịch này đến từ đất nền tự phân lô nhỏ lẻ hoặc đất nông nghiệp của người dân, chứ không có dự án mới.
Đối với khu Tây TP.HCM, trọng điểm của phân khúc đất nền vẫn là hai huyện Hóc Môn và Củ Chi. Điểm đặc biệt tại khu vực này là ít xuất hiện dự án bất động sản bài bản và hiện tại không có dự án mới trong phân khu đất nền.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty Bất động sản Thăng Long cho biết, giao dịch hiện tại ở khu vực này rất ít, bởi năm 2018 chỉ có 1 dự án phân lô bán nền được mở bán và năm nay chưa có dự án nào.
“Trước đây, thị trường luôn sôi động nhờ vào các thông tin quy hoạch, cấp phép dự án mới. Nhưng năm nay, dù có thông tin quy hoạch công bố bài bản, nhưng thị trường vẫn trầm lặng”, ông Dũng nói.
Ngưng trệ vì quy định tách thửa
Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding cho rằng, thị trường không xuất hiện dự án mới, kể cả việc doanh nghiệp nhỏ tự phân lô tách thửa để đẩy thị trường lên, phần lớn liên quan đến Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP.HCM (quy định diện tích tối thiểu được tách thửa).
Cụ thể, quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, nhưng đến nay, các hồ sơ đề nghị tách thửa đều chưa được chấp nhận vì thiếu hướng dẫn.
“Chúng tôi có 2 hồ sơ xin tách thửa ở vị trí được phép tách thửa theo đúng với Quyết định 60/2017/QĐ-UBND, nhưng cán bộ thụ lý hồ sơ nói phải chờ hướng dẫn của các sở, ngành liên quan”, ông Hậu nói.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, việc một khu đất ở được tách thành nhiều thửa mà không thực hiện các hạng mục hạ tầng khác sẽ trở thành gánh nặng chung sau này cho Thành phố. Chính vì vậy, sắp tới, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ sơ kết đánh giá 1 năm thực hiện Quyết định 60/2017/QĐ-UBND nhằm chỉ ra những điểm chưa được để sửa chữa và cấp phép cho người dân, doanh nghiệp.
Còn luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, các hướng dẫn thực hiện Quyết định 60/2017/QĐ-UBND về tách thửa hiện nay thuộc nhiều đơn vị (Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn về điều kiện hạ tầng, nghiệm thu hệ thống hạ tầng; Sở Xây dựng hướng dẫn cấp phép xây dựng; Tổng công ty Điện lực Thành phố hướng dẫn về cấp điện...), do đó, cần tập trung về một đầu mối để tạo thuận tiện hơn cho người dân và cơ quan quản lý.
Theo ông Phượng, không nên phân biệt việc tách thửa để ở hay để bán, nếu đảm bảo các yếu tố về mặt kỹ thuật và quy hoạch thì nên giải quyết.
“Trên thực tế, một số người dân sau tách thửa để chia cho con, số lô đất còn lại để bán là chính đáng. Hoặc các doanh nghiệp bất động sản tách thửa để bán cũng hợp lý. Vấn đề là giám sát quá trình thực hiện, nếu không đảm bảo hạ tầng hay hạ tầng không kết nối, thì không giải quyết”, luật sư Phượng khuyến nghị.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, có thể những hệ lụy trước đây để lại trong quá trình tách thửa theo Quyết định 33/2014/QĐ-UBND của UBND TP.HCM do thiếu giám sát, thậm chí buông lỏng, dẫn đến xuất hiện một số khu dân cư có hạ tầng thiếu đồng bộ và không ít cán bộ đã bị kỷ luật. Do đó, hiện có tình trạng đùn đẩy, gây khó khăn cho người dân để… né trách nhiệm.
Chính vì vậy, thị trường đất nền bị đẩy vào cảnh vắng dự án, thiếu giao dịch, trong khi nhu cầu mua đất xây nhà ở của người dân tại TP.HCM đang rất lớn.
-
Ra mắt 2 tòa căn hộ đầu tiên dự án Vinhomes New Center - Hà Tĩnh -
Gem Riverside được vinh danh với giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2018 -
Nhà ở xã hội điêu đứng vì thiếu vốn -
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang -
Nghệ An muốn biến đại lộ Vinh - Cửa Lò thành trục không gian xanh -
Tổ hợp Khách sạn Mường Thanh và Căn hộ cao cấp Sơn Trà sai phạm những gì? -
Beau Rivage Nha Trang: Nơi hội tụ những đơn vị phát triển dự án đẳng cấp
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025