
-
Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
Mở rộng tiêu chí, đối tượng thụ hưởng các chính sách nhà ở xã hội
-
Hé lộ những doanh nghiệp sẽ làm khu nhà ở xã hội tập trung đầu tiên tại Hà Nội
-
Gia đình đông con sắp được hưởng ưu đãi nhà ở xã hội? -
Dự án nhà ở xã hội chậm triển khai, Bình Định cân nhắc gia hạn hoặc thu hồi -
Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tăng tốc triển khai nhà ở xã hội -
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Giá thuê tăng đều đặn hàng năm
“Sai lầm lớn của tôi là chỉ làm khu đô thị, không quan tâm đến khu công nghiệp, làm mất một khoản thu rất lớn”. Đó chính là phát biểu của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng DIC, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
![]() |
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp đang thuận đà phát triển nhờ làn sóng FDI thứ tư. Ảnh: Dũng Minh |
Sự tiếc nuối của ông Nguyễn Thiện Tuấn là hoàn toàn có cơ sở, khi phân khúc bất động sản công nghiệp đang trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho cả địa phương và doanh nghiệp. Vào ngày 24/5, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (BDIZA) cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, các khu công nghiệp tại địa phương đã thu hút 525 triệu USD vốn FDI, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt gần 44% kế hoạch cả năm.
Gần đây, nhiều “siêu khu công nghiệp” mới cũng đang xuất hiện trên thị trường, nổi bật là khu công nghiệp Phú Quý. Đây là dự án mới được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Với tổng diện tích lên tới 540 ha, đây sẽ là khu công nghiệp lớn thứ ba tại xứ Thanh, xếp sau khu công nghiệp Bỉm Sơn (566 ha) và khu công nghiệp Sao Vàng (550 ha).
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), bất động sản công nghiệp là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất và luôn giữ vững vị thế “ngôi sao” trên thị trường địa ốc Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ lấp đầy của các dự án đang hoạt động, con số này ước tính luôn trên 75%. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 82% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt tới 92%.
“Sức cầu lớn và đang trong xu hướng tăng khiến giá thuê đất khu công nghiệp liên tục đi lên, với mức tăng ổn định từ 8 - 12% theo năm. Khu vực miền Bắc chứng kiến mức tăng giá mạnh nhất với giá thuê khu công nghiệp trung bình 135 USD/m2/chu kỳ thuê. Tại miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê”, VARS phản ánh.
Đồng quan điểm, phía CBRE cũng dự báo bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục xu hướng phát triển trong tương lai. Dự kiến trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp sẽ tăng 3 - 9% ở miền Bắc và 3 - 7% ở miền Nam.
Các doanh nghiệp liên tục gia nhập thị trường
Trước các tiềm năng kể trên, nhiều doanh nghiệp đang phải nhìn nhận lại tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp.
Đơn cử DIG, lãnh đạo doanh nghiệp này tiết lộ đang để mắt đến 4 khu đất để phát triển khu công nghiệp, gồm khu Châu Đức II (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), khu Phạm Văn Hai (TP.HCM), khu Hàng Gòn (tỉnh Đồng Nai) và khu Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đáng chú ý, phía lãnh đạo DIC thể hiện rõ quyết tâm muốn làm khu công nghiệp sinh thái. Ông Nguyễn Thiện Tuấn cho hay, nhiều đầu tư sẵn sàng trả giá thuê lên tới 500 USD/m2 nhưng vẫn không tìm được dự án, do đất đã được cho thuê hết. Nếu các khu công nghiệp hiện hữu điều chỉnh, nâng cấp thành khu công nghiệp sinh thái, giá cho thuê có thể tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị vốn chỉ chuyên làm dự án nhà ở, nay cũng đã phải tính tới việc mở rộng sang phân khúc bất động sản công nghiệp, tiêu biểu là Nhà Khang Điền.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Chủ tịch HĐQT Mai Trần Thanh Trang cho biết, dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân (mở rộng) đã hoàn thành pháp lý giai đoạn 1 và dự kiến sẽ có nguồn tiền từ năm 2025.
Ngoài ra, một doanh nghiệp khác cũng thể hiện rõ tham vọng “lấn sân” là BCG Land. Lãnh đạo doanh nghiệp này định hướng đến năm 2028, ngoài các lĩnh vực bất động sản hiện hữu, công ty sẽ tìm kiếm đối tác để tham gia thị trường bất động sản khu công nghiệp.
Tuy nhiên, không “ngủ quên trong chiến thắng”, các chuyên gia của VARS đã lưu ý những mặt hạn chế của phân khúc này. Theo đó, các khu vực kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quỹ đất công nghiệp, do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng và sự cạnh tranh cao về đất đai.
“Ngoài ra, chính sách và thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Các chính sách liên quan đến đầu tư và phát triển khu công nghiệp đôi khi thiếu nhất quán và thay đổi đột ngột, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch dài hạn”, các chuyên gia của VARS thẳng thắn nêu rõ.
-
Bất động sản công nghiệp thăng hoa, nhìn từ chuyện của An Phát Complex -
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về thị trường ngôi nhà nghỉ dưỡng -
Vinaconex ký thoả thuận hợp tác cùng Trường Đại học Xây dựng -
Hà Nội đã giải quyết 1.212 vụ khiếu nại liên quan đến đất đai -
Đầu tư sinh lời từ 12%/năm với số vốn trên dưới 1 tỷ đồng -
HoREA chỉ cách thích ứng với siết tín dụng bất động sản -
30.000 căn hộ condotel đang tồn đọng, có xuất hiện “cơn bão xả hàng” condotel?
-
Thủ tướng: Báo chí tăng cường thông tin về những nguy hại của buôn lậu, hàng giả
-
Tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án của Công ty Bách Đạt An ra sao?
-
Bộ Công an Việt Nam và Lào phối hợp triệt phá băng nhóm đánh bạc quy mô lớn
-
Đánh sập hệ thống đa cấp kinh doanh sản phẩm chứa chất cấm, quy mô gần 200.000 người
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Shanghai Electric nỗ lực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy sự hòa hợp với thiên nhiên
-
Binggrae mở rộng hiện diện tại Đông Nam Á