Phải công bố tất cả dự án có trục trặc để dân tránh gặp thảm họa "chung cư Hamona"
Gia Huy - 30/07/2016 16:13
 
Ngay sau khi công bố 77 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục công bố những dự án trục trặc trên địa bàn TP.HCM để cảnh báo người dân tránh sa vào các dự án như chung cư Hamona.

Ông Phạm Ngọc Liên, Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biế, việc Sở Tài nguyên và Môi trường công bố 77 dự án cầm cố ngân hàng tại TP.HCMlà thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM sau khixảy ra vụ việc ngân hàng xiết nợ chung cư Hamona (quận Tân Bình). Để minh bạch thị trường, Tthành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục công bố các dự án cầm cố ngân hàng và có vấn đề trên các phương tiện truyền thông với tần suất 2 - 3 tháng/lần.

Trả lời câu hỏi, vì sao TP.HCM có gần 600 dự án bất động sản đang triển khai, nhưng chỉ có 77 dự án nằm trong danh sách công bố đang thế chấp, ông Liên cho biết, Sở công bố thông tin dựa trên sổ đăng ký, đơn đăng ký và hợp đồng thế chấp của các chủ đầu tư với ngân hàng.

Phân khúc nhà liền kề đầy rủi ro cũng cần được minh bạch. Ảnh Gia Huy
Phân khúc nhà liền kề đầy rủi ro cũng cần được minh bạch. Ảnh Gia Huy

Luật sư Trần Đức Phượng, Giám đốc Công ty luật Hợp Việt đánh giá, Thành phố chỉ nhắm vào việc minh bạch trong phân khúc nhà chung cư là chưa đủ. Bởi thị trường bất động sản không chỉ có phân khúc nhà chung cư, mà còn rất nhiều phân khúc khác tiền ẩn nhiều rủi ro trong đó có phân khúc nhà liền kề (phân lô bán nền - PV).

Theo Luật sư Phượng, mỗi tháng ông nhận được khá nhiều hồ sơ từ người dân tới tư vấn về vấn đề pháp lý vì mua đất tại những dự án nhà liên kề tại TP.HCM. Trong đó những vấn đề bị rủi ro và thiệt hại cho người mua không ồn ào, nhưng lại âm ỉ, nhức nhối kéo dài nhiều năm như việc chậm triển khai dự án do kẹt huy động về vốn (chủ đầu tư không tìm được đối tác hoặc họ làm chỉ để trả nợ ngân hàng nên không còn động lưc làm dự án), chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua, bán dự án cho người dân nhưng chưa hoàn thành việc đền bù giải tỏa, mua đất dự án nhiều năm nhưng không được xây dựng, thậm chí bị ngân hàng xử lý tài sản dẫn đến trắng tay… nhưng ít được phản ánh.

“Tất cả những vụ ngân hàng xử lý chủ đầu tư nhưng người mua nhà không được mời tham dự với tư cách là người liên quan nên người dân mua đất dự án trắng tay mà không biết kêu ai”, ông Phượng nói.

Nhìn nhận phân khúc này tại TP.HCM, trong thời gian qua, báo chí đã cảnh báo khá nhiều việc các chủ đầu tư nhỏ lẻ mua đất nông nghiệp rồi xin lập dự án sau đó lên quy hoạch 1/500 và phân lô bán nền theo hình thức nhà liền kề. Ngay cả những dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên nhà nước cũng lân vào cảnh kiện tụng, đơn cử Dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên Quốc phòng tại dự án Thái Sơn I và Thái Sơn II tại huyện Nhà Bè, chủ đầu tư chưa thực hiện đền bù giải tỏa đã bán gần hết đất nền tại dự án Thái Sơn II, bán dự án xong nhưng không cho người dân xây nhà ở như dự án Thái Sơn I.

Thậm chí lên dự án bán nhưng chú đầu tư “quên” chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp nên đất ở như dự án Nam Sài Gòn Riverside tại huyện Nhà Bè của Công ty địa ốc Đại Việt… Dẫn tới cảnh người dân kiện cáo khắp nơi vì mua đất dự án nhiều năm mà không được xây nhà.

Ngoài ra, những dự án giáp địa phận TP.HCM như Bình Dương, Long An thường được chủ đầu tư mập mờ trong chào bán với người dân vì danh giới của TP.HCM với các tỉnh này chỉ là một bên đường. Đơn cử đường Phạm Văn Đồng quận Thủ Đức, một bên thuộc địa phận Bình Dương, một bên thuộc địa phận TP.HCM và người mua chủ yếu là TP.HCM, như vậy những dự án này có được công bố trục trặc cho người dân TP.HCM mua nhà hay không cũng được người dân đặt ra.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, nếu TP.HCM muốn minh bạch thị trường thì hãy minh bạch toàn bộ các phân khúc. đồng thời cũng cần minh bạch, công bằng với các chủ đầu tư chứ không thể nhiều chủ đầu tư cầm cố dự án nhưng chỉ công bố số ít như vậy.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản