-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Ống thép hàn không gỉ của Việt Nam có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ của EEC |
Theo tin Cục Phòng vệ thương mại vừa nhận được, Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) đã hoàn tất quá trình điều tra tự vệ đối với sản phẩm ống hàn từ thép không gỉ vào ngày 3/1/2020, tuy nhiên, chưa ban hành kết luận vụ việc. Đây là vụ việc EEC đã khởi xướng điều tra từ ngày 4/3/2019.
Sản phẩm bị điều tra ống thép hàn không gỉ gồm các mã HS 7306 40 2009, 7306 40 8001, 7306 40 8008, 7306 61 1009 và 7306 69 1009. Thời kỳ điều tra là 2015 – 2017.
EEC cáo buộc rằng, trong giai đoạn 2015 - 2017 và 9 tháng đầu năm 2019 đã có sự gia tăng lượng nhập khẩu các sản phẩm bị điều tra vào các thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu cả về mặt tuyệt đối và tương đối, dẫn đến việc sụt giảm thị phần và gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Ngoài ra, EEC cũng đưa ra cáo buộc về sự đe dọa thiệt hại trong tương lai do các thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu lo ngại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dư thừa thép, sự phát triển của các biện pháp an ninh đặc biệt và chống bán phá giá với các sản phẩm thép trong giai đoạn 2015-2017 (đặc biệt là biện pháp theo mục 232 của Hoa Kỳ với thép) có thể dẫn đến phân phối lại việc nhập khẩu thép trên thị trường thế giới, bao gồm cả thị trường của các thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu.
Trong vụ việc này, qua đánh giá sơ bộ, lượng xuất khẩu sản phẩm điều tra của Việt Nam là không đáng kể nên biện pháp tự vệ (nếu có) có thể chưa ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên trong trường hợp xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến trong thời gian tới, EEC có thể tiến hành rà soát và bổ sung Việt Nam vào phạm vi áp dụng của biện pháp.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng thép cán nguội và thép chống ăn mòn (bao gồm mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu) nhập khập từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu Hàn Quốc, Đài Loan. Mức thuế áp lên các sản phẩm này lên tới hơn 456%.
-
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2 -
2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt thự; Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh -
TP.HCM “cân não” với quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội -
Hiện tại Hà Nội chưa có nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử