
-
Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Vị trí khởi sinh dòng tiền hiếm có tại Hoang Huy New City
-
Khánh Hòa rà soát từng dự án để xác định lại giá đất
-
Hải Phòng: 6 dự án nhà ở xã hội mở bán từ 14 - 20 triệu đồng/m2 -
TP.HCM gỡ vướng, cấp sổ hồng cho hơn 63.800 căn hộ -
Quá tải hồ sơ tại Văn phòng đất đai Long Biên vì dự án nhà ở xã hội hút khách -
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách
![]() |
Nhiều người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam, nhưng thủ tục phức tạp khiến họ khó đạt nguyện vọng. Ảnh: Lê Toàn |
Nhu cầu lớn, cơ hội nhỏ
Số liệu từ Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, hiện có khoảng 5,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài và hơn 1 triệu người là thế hệ F2, F3 mang quốc tịch nước ngoài có bố mẹ hoặc ông bà là người Việt Nam. Trong đó, có khoảng 600.000 - 700.000 người là doanh nhân, trí thức có trình độ cao (chiếm 10-12% cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài), nhiều người muốn trở về quê hương để đầu tư, kinh doanh hay sinh sống, nên nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam là rất lớn.
Theo quy định, để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về hình thức sở hữu. Thời hạn sở hữu nhà ở tối đa là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận theo điểm c, Khoản 2, Điều 161, Luật Nhà ở năm 2014.
Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 cũng có những quy định về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trong đó, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Như vậy, tính đến hiện tại, pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Đất đai năm 2013, vẫn chưa cho phép người nước ngoài đứng tên quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Còn theo Điều 159, Luật Nhà ở cho phép cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở với điều kiện phải đáp ứng các quy định về nhập cảnh vào Việt Nam, hoặc đáp ứng các quy định về giấy phép đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
Là Việt kiều Canada, ông Peter Hồng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, chính sách cần sửa đổi cho phù hợp để kiều bào có thể mua được bất động sản dễ dàng hơn, vì họ là một bộ phận không tách rời của Tổ quốc. Nếu làm được điều này, có thể giải cứu bất động sản bằng nguồn vốn kiều hối (năm 2023 dự kiến có khoảng 19,2 tỷ USD vốn kiều hối).
“Rất nhiều kiều bào muốn về Việt Nam định cư, nhưng không biết mua bất động sản ở đâu, giá thế nào và sở hữu ra sao. Nhiều kiều bào làm mấy chục năm ở nước ngoài, gửi tiền vào ngân hàng không lãi, thậm chí tới đây còn phải đóng phí nên họ muốn về Việt Nam đầu tư, mua bất động sản, sau này họ mất đi có thể để lại cho con cháu. Vì vậy, cần sửa luật để thu hút dòng vốn này”, ông Peter Hồng nói.
Cần quy định rõ ràng
Trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được thảo luận tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, có nhiều điểm mới về sở hữu nhà ở, trong đó có sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Dự thảo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở trên diện tích đất được thừa kế, được tặng cho, mượn, thuê, hoặc nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật đất đai; mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của cá nhân.
Qua thẩm tra, đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, theo quy định tại Điều 5, Luật Đất đai hiện hành, thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất không bao gồm cá nhân là người nước ngoài. Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XIII) cũng không đề cập quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài.
Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Xây dựng) giải trình làm rõ, đề xuất phương án chỉnh lý để bảo đảm chặt chẽ, thống nhất về chính sách đất đai, nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện mua, sở hữu, để quản lý chặt chẽ và bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Ông Nguyễn Hải Anh (đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, cần bổ sung việc người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở thì phải thông qua một tổ chức trung gian môi giới được cấp phép để tiện quản lý.
Đại biểu này cũng đề nghị bổ sung quy định cho phép người nước ngoài cho thuê, bán lại nhà ở khi mua tại Việt Nam, nhưng phải thông qua một tổ chức trung gian được cấp phép. Điều này nhằm tránh việc người nước ngoài đi ngầm, trốn thuế. “Hiện tại, có nhiều tổ chức nước ngoài có thiện chí, sau khi sở hữu nhà, họ muốn trao tặng, thừa kế cho chính người Việt Nam vì mục đích nhân đạo. Tôi cho rằng, cần bổ sung quy định này”, ông Hải Anh nói.
Lãnh đạo một sàn môi giới đang thực hiện phân phối dự án có nhiều khách hàng là người nước ngoài chia sẻ, đơn vị phân phối cũng lúng túng khi có nhiều quy trình, thủ tục để Việt kiều có thể mua được nhà ở tại Việt Nam. Chưa kể, bản thân các chủ đầu tư dự án cũng thấy bối rối vì không biết dự án có được bán cho người nước ngoài hoặc Việt kiều hay không, bởi danh mục các dự án được phép bán cho người nước ngoài thường cập nhật rất chậm.
-
Cơ hội sở hữu nhà sang giá tốt đang ngày càng khan hiếm tại TP.HCM -
Bất động sản Gia Lâm tăng tốc, Phú Thị Riverside dẫn đầu làn sóng sinh lời -
Khai trương nhà mẫu và văn phòng bán hàng GIA22 - Mở đầu hành trình sống thượng lưu tại GIA by KITA -
Quý II/2025: Bất động sản Thủ Đức bước vào đường đua tăng trưởng thực sự -
Nghệ An yêu cầu bàn giao mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 46 trước ngày 20/6/2025 -
T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long -
Phú Đông Group hoàn thành sổ hồng cho khách hàng dự án Phú Đông Sky Garden sau 3 tháng bàn giao nhà
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Pylontech ra mắt các giải pháp lưu trữ năng lượng C&I mới tại Intersolar 2025
-
Sigenergy tái khẳng định cam kết sử dụng năng lượng thông minh có AI hỗ trợ tại Intersolar 2025
-
Huawei tổ chức toạ đàm về đường sắt đô thị
-
Desay Battery ký kết các thỏa thuận hợp tác quan trọng với TÜV Rheinland và DOS