-
Hà Nội bãi bỏ 2 Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Không chỉ các tỉnh phía Nam và các địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế, cơn sốt đất nền đang diễn ra ở nhiều địa phương khác trên cả nước, trong đó có Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tại Hà Nội vẫn còn hàng chục khu đô thị đang bị bỏ hoang. Ảnh: Dũng Minh |
Theo báo cáo mới nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá đất nền tại hầu hết dự án ở nhiều vùng của Hà Nội đều tăng khoảng 10%. Khu vực quận Cầu Giấy giá trung bình là khoảng 180 - 200 triệu đồng/m2; khu vực quận Từ Liêm, Tây Hồ giá trung bình 120 - 150 triệu đồng/m2.
Khu vực quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì giá trung bình 25 - 50 triệu đồng/m2; khu vực quận Long Biên, Gia Lâm giá trung bình 30 - 50 triệu đồng/m2; khu vực huyện Đông Anh giá trung bình 30 triệu đồng/m2. Nhiều dự án đất nền tại quận Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ... vừa mở bán đầu năm 2018, hiện mức giá chênh cũng được đẩy lên vài trăm triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/căn...
Tại Dự án Thanh Hà (Hà Đông), giá đất nền, biệt thự tại đây từ mức giá gốc bán ra năm ngoái của chủ đầu tư là 15 - 18 triệu đồng/m2, nay đã được đẩy lên mức 24 - 30 triệu đồng/m2, thậm chí ở vị trí đẹp có thể lên tới giá 45 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là trong khi cơn sốt đất nền đang lan rộng, thì tại Hà Nội vẫn xuất hiện nhiều dự án đất nền, biệt thự bị bỏ hoang, điển hình như tại huyện Mê Linh.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động sản với tổng diện tích khoảng 2.000 ha, tập trung tại các xã ven Đại lộ Võ Văn Kiệt trong đó, có khoảng 20 dự án lớn, quy mô từ vài chục đến vài trăm héc-ta, tập trung nhiều nhất tại xã Tiền Phong.
Tuy nhiên, nhiều dự án đã triển khai hơn 10 năm nay, nhưng cơ sở hạ tầng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, một số dự án dù đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhưng bị bỏ hoang vì không có, hoặc rất ít người dân về sinh sống.
Còn theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, hiện trạng hàng trăm nhà phố, biệt thự bỏ hoang nhiều năm nay cũng diễn ra tại Khu đô thị Văn Quán (Hà Đông) do Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, Khu đô thị Cầu Bươu (Thanh Trì) được UBND TP. Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội, thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư và một số khu đô thị khác như An Khánh (Hoài Đức), Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức)…
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, anh Nguyễn Văn Thành, nhân viên môi giới nhà đất tại Hà Đông cho biết, trên thực tế, các khu đất liền kề, biệt thự ở các dự án vẫn được ra bán và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc xây dựng chậm hoặc bỏ hoang phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng của nhà đầu tư, thói quen tích trữ tài sản của người Việt Nam.
Còn theo bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc CBRE Hà Nội, ở Việt Nam, nhà đầu tư hay chủ đầu tư có kinh nghiệm không nhiều, nên dẫn đến đưa ra dự án không đúng thời điểm và trở thành “dự án chết”.
Đồng quan điểm, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội cho rằng, tình trạng dự án bỏ hoang diễn ra hiện nay là do chủ đầu tư chỉ nhăm nhe xin đất, đua vẽ dự án để kiếm lời, trong khi cơ quan quản lý không quản được tiến độ, kế hoạch xây dựng từng công trình, từng khu vực cụ thể.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, trong phân khúc đất nền, người mua phần nhiều là nhà đầu tư lướt sóng, nên mới có tình trạng dự án đã xong nhưng bị bỏ hoang.
“Chính vì vậy, người có nhu cầu thực nên chờ đợi giá cả ổn định và phải để ý đến hồ sơ pháp lý của dự án rồi hãy xuống tiền mua”, ông Châu khuyến cáo.
Theo nhận định của cá chuyên gia, nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc mạnh tay để tránh tình trạng giới đầu cơ thổi giá và quản lý chặt tiến độ dự án, thì nghịch lý đất nền sốt, trong khi dự án vẫn bị bỏ hoang sẽ còn tiếp diễn.
-
Đầu tư bất động sản khi thị trường trầm lắng: Dò đáy hay tìm cơ hội cho tương lai -
Giải bài toán chênh lệch địa tô khi thu hồi đất làm hạ tầng -
Shophouse vắng bóng khách thuê -
Công ty địa ốc “tiến thoái lưỡng nan” với chung cư cũ -
Tiếp tục tranh luận mua bán nhà đất bắt buộc qua sàn -
Mua bán bất động sản phải qua sàn qua lý giải của Bộ trưởng Bộ Xây dựng -
Sẽ quy định tỷ lệ vốn tối thiểu cần có đối với từng dự án bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024