-
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Hướng dẫn chưa rõ ràng
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA), điều gây lo lắng nhất cho nhiều doanh nghiệp bất động sản là quy định mới về bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Cụ thể, tại Điều 56, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về “bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai”, như sau: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai, phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng.
Phạm vi, điều kiện, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của bên bảo lãnh và phải được lập thành hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua. Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao cho bên mua, bên thuê mua.
Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
Có thể thấy, quy định mới này có ưu điểm là bảo vệ tuyệt đối, không để xảy ra rủi ro cho người tiêu dùng khi mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nêu những khó khăn khi thực hiện quy định này. Họ cho rằng, quy định làm phát sinh chi phí mới trong cơ cấu giá thành bất động sản, mà người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu khi mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo quy định về bảo lãnh ngân hàng, nếu muốn được ngân hàng cam kết bảo lãnh thì chủ đầu tư phải có số tiền bảo lãnh tương ứng ký quỹ vào ngân hàng, nếu không thì phải có tài sản có giá trị gấp khoảng 1,3 lần để làm tài sản bảo đảm thay thế. Chủ đầu tư phải trả phí bảo lãnh khoảng 2%/năm. Nếu áp dụng như trên thì sẽ phát sinh chi phí do phải ký quỹ (hoặc tài sản bảo đảm) và phí bảo lãnh, chủ đầu tư sẽ tính vào giá bán, giá thuê mua nhà hình thành trong tương lai mà người tiêu dùng phải trả khi mua, thuê mua nhà. Trong khi đó, việc quy định bảo lãnh theo tinh thần Điều 56 chưa có quy định cụ thể như thế nào. “Mỗi dự án mức đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, doanh nghiệp không thể lấy đâu ra số tiền lớn như vậy được”, ông Châu phân tích.
Bảo lãnh 100% giá trị mua bán là không đúng
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Từ Văn Phước, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư bất động sản Việt - Úc cho biết, trước đây, các ngân hàng đồng ý tài trợ vốn hoặc bảo lãnh thư cho các dự án trước khi khởi công, chỉ cần có cam kết theo mức chủ đầu tư 30% vốn và ngân hàng là 70%, hoặc ngân hàng thanh toán trực tiếp cho nhà thầu và được quyền can thiệp sâu vào mảng bán hàng, còn nhà đầu tư chỉ cần 30% vốn là sẽ kêu gọi chủ thầu vào. Trong khi theo quy định mới, bảo lãnh này là bảo lãnh tay ba chủ dự án - ngân hàng - khách hàng, nếu vì nguyên nhân khách quan, không đảm bảo tiến độ thì ngân hàng sẽ trả tiền cho khách hàng. Do vậy, không ngân hàng nào dám đứng ra bảo lãnh.
Theo HOREA, hiện có đến 95% dự án bất động sản vướng nợ xấu theo Nghị quyết 11/NQ-CP, năm vừa qua, nhiều dự án vướng vào vay với lãi suất cao đến 26 -27%/năm, vì thế rất khó để ngân hàng đồng ý bảo lãnh cho doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, theo thông tư hướng dẫn, doanh nghiệp phải chứng minh năng lực tài chính 30%, ngân hàng cho vay 70% thì mới được khởi công dự án. Tất cả những điều này giống như “vòng kim cô” siết chặt doanh nghiệp bất động sản.
Một chuyên gia tài chính phân tích, bảo lãnh 100% giá trị mua bán là không đúng, mà chỉ bảo lãnh phần trách nhiệm của chủ đầu tư phải chịu theo hợp đồng. Ngoài ra,rất khó hiểu thế nào là khái niệm “ngân hàng thương mại đủ năng lực” và không loại trừ việc này sẽ làm phát sinh giấy phép con.
-
Bất động sản khu công nghiệp hút khách -
Thị trường bất động sản khởi động loạt thương vụ M&A “bom tấn” -
Tạm “khóa” chuyển mục đích, giá đất tại “thủ phủ” phân lô vẫn “dựng đứng” -
Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp: Nợ đọng khiến doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản -
Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp: Lợi thế lớn từ hàng ngàn tỷ đồng “của để dành” -
Sunshine Group và Umee Homes ký kết hợp tác với 12 đại lý chiến lược -
Bỏ khung giá đất có tác động đến giá nhà?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu