-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Tại Dự án CT12 Văn phú, chủ đầu tư đang dính nghi án “chẻ” hợp đồng để khách hàng vay vốn 30.000 tỷ đồng. Nguồn ảnh: Internet |
Khách hàng rơi vào thế khó
Bộ Xây dựng vừa có yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận các đối tượng đủ điều kiện vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Cùng với quyết định này, Bộ Xây dựng cho biết, sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra dấu hiệu trục lợi của các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Đầu tư Bất động sản đã có nhiều bài viết phản ánh hiện tượng “trục lợi” gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản tại thị trường Hà Nội, TP. HCM.
Theo đó, để phục vụ việc bán nhà nhanh hơn, thậm chí cả việc trốn thuế, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng “chẻ nhỏ” hợp đồng mua bán thành nhiều dạng hợp đồng, để khách mua nhà có đủ điều kiện vay vốn gói 30.000 tỷ đồng.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sàn giao dịch Nhà đất 24h thừa nhận, thực trạng “chẻ nhỏ” hợp đồng để khách mua nhà đủ điều kiện vay vốn gói 30.000 tỷ đồng là rất phổ biến tại thị trường căn hộ Hà Nội. Đặc biệt, tại một số hệ thống phân phối lớn, việc “chẻ nhỏ” hợp đồng có tính hệ thống, tại nhiều dự án.
Theo ông Quỳnh, nếu Thanh tra Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, việc lách luật này chắc chắn sẽ bị phát hiện. Một khi bị phát hiện, hợp đồng mua bán của khách hàng sẽ bị vô hiệu, từ đó dẫn đến việc khách hàng sẽ ồ ạt rút vốn tại các dự án bị thanh tra, kiểm tra, khiến nhiều chủ đầu tư rơi vào khó khăn.
Luật sư Bùi Quang Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội cũng khẳng định, nếu tiến hành thanh tra, bằng nghiệp vụ, cơ quan chức năng chắc chắn sẽ phát hiện ra việc lách luật để vay gói 30.000 tỷ đồng. Hợp đồng mua bán khi ấy chắc chắn sẽ không còn giá trị, khách hàng sẽ không tiếp tục được vay vốn ưu đãi, thậm chí phải bồi thường lãi suất. Trong khi đó, các chủ đầu tư sẽ bị xử phạt nếu phát hiện có trục lợi gói 30.000 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, làn sóng rút vốn từ khách hàng có thể khiến chủ đầu tư rơi vào bế tắc, dự án bị đình trệ.
Không dễ khép lỗi doanh nghiệp
Theo luật sư Phạm Phú Thắng, Giám đốc Công ty Luật Intercode, trước khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng có hiệu lực, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành những chế tài nhằm hạn chế và xử lý những vi phạm liên quan đến việc trục lợi gói tín dụng này.
Cụ thể, tại khoản 2, Điều 6, Thông tư 07/2013/TT-BXD quy định, việc vi phạm điều kiện vay vốn, ngoài bị phạt hành chính, khách hàng còn bị buộc phải trả lại số tiền đã vay, chấm dứt hợp đồng vay đã ký với các tổ chức tín dụng.
Đối với chủ đầu tư, Thông tư 07/2013/TT-BXD cũng quy định, việc trục lợi gói 30.000 tỷ đồng sẽ phải bồi thường vật chất, đồng thời bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý trách nhiệm.
Nếu việc trục lợi được cơ quan chức năng xác định, chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn vì vừa bị khách hàng rút vốn, vừa bị phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Trong khi với khách hàng, những người tiếp cận gói vay vốn ưu đãi thường là người gặp khó khăn về tài chính, nên nếu được xác định vi phạm và không thể vay vốn ưu đãi, họ khó có thể tiếp tục mua nhà và khó trả nợ.
Mặc dù đã có chế tài xử lý việc trục lợi gói 30.000 tỷ đồng, nhưng luật sư Thắng cho biết, việc kết luận chủ đầu tư có trục lợi gói 30.000 tỷ đồng hay không là rất khó. Bởi vì, pháp luật chỉ quy định tổng giá trị hợp đồng đủ điều kiện vay vốn không vượt quá 1,05 tỷ đồng, trong khi việc “chẻ nhỏ” hợp đồng thành hợp đồng mua bán nhà thô và hợp đồng nội thất lại không trái với quy định pháp luật hiện hành.
Trong khi với khách hàng, để vay được vốn ưu đãi, họ cũng ý thức, đồng tình và chấp nhận rủi ro, nên khó có thể kết luận được chủ đầu tư, đơn vị phân phối lừa đảo, hay có hành vi gian dối.
-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Tập đoàn Ngân Tín trúng đấu giá dự án đô thị có tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng tại Bình Định -
Quận Tây Hồ có thêm toà nhà văn phòng cao cấp theo chuẩn LEED Gold -
Sắp diễn ra Lễ ra quân đô thị trái tim CaraWorld - Sự trỗi dậy của một huyền thoại mới
-
Cuối năm, thị trường phía Đông TP.HCM "tăng nhiệt" với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park -
3 lý do nhà đầu tư không muốn bỏ lỡ nhà phố Ánh Dương - Vinhomes Global Gate -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Khám phá nhà mẫu Essensia Sky: Nơi xây dựng tổ ấm hạnh phúc -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử