-
Chuyên gia dự báo 2025 sẽ là năm của đất nền và biệt thự -
Nhà cao cấp vẫn “chiếm sóng” thị trường TP.HCM -
Với 3 tỷ đồng, người Hà Nội đi đâu để mua chung cư mới? -
Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng -
Loạt dự án nhà ở tại Bình Định được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2026 -
Bất động sản bước vào chu kỳ mới, bền vững hơn
Ảnh minh họa. |
Trong thực tiễn, để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp có thể có hoạt động đi mua gom đất trước. Tuy nhiên, về phía người dân có đất cũng không bị thiệt thòi vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thỏa thuận dân sự theo cơ chế thị trường.
Lập luận trên được nêu tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, Chính phủ mới gửi Quốc hội.
Nhà nước không thể cấm hoặc hạn chế việc gom đất
Thay mặt Chính phủ ký báo cáo này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã hồi âm nhiều băn khoăn, lo ngại từ Thường trực cơ quan thẩm tra, trong đó có sự cần thiết phải xây dựng nghị quyết.
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện về tình hình thực tiễn của việc phát triển nhà ở thương mại, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đã triển khai hết quỹ đất hay chưa, có phù hợp với nhu cầu thực tế về nhà ở thương mại tại địa phương hay không).
Bộ trưởng Duy cho biết, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá về tình hình thực tiễn phát triển nhà ở thương mại; làm rõ số liệu cụ thể và các dự án còn vướng mắc trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực (trước ngày 1/7/ 2015) và các dự án có vướng mắc từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực cho đến nay của các địa phương, làm rõ các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực (nếu có) của việc thực hiện thí điểm.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, việc phát triển dự án nhà ở thương mại phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt nên quỹ đất để dành cho phát triển nhà ở lớn hơn khả năng thực hiện trên thực tế của các dự án đầu tư. Dự án nhà ở thương mại được thí điểm thực hiện trong phạm vi diện tích thuộc quy hoạch nêu trên nên luôn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế về nhà ở thương mại tại địa phương do trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tính toán và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất ở phù hợp với nhu cầu thực tế trong kỳ quy hoạch.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thí điểm là để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về tiếp cận đất đai cho nhà đầu tư do hiện nay với quy định tại khoản 27 Điều 79 và Điều 127 của Luật Đất đai thì các dự án khu đô thị với quy mô từ 20 ha trở lên mới triển khai được, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ hơn không triển khai được do vướng quy định về loại đất - Bộ trưởng giải thích.
Hồi âm đề nghị đánh giá thực trạng của việc mua gom, đầu cơ đất đai; giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của việc thí điểm của Thường trực Uỷ ban thẩm tra, Bộ trưởng Duy nêu, việc mua gom đất đai được thực hiện qua các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc xác định và kiểm soát các giao dịch này là rất khó và khó có thể biết được giao dịch nào là mua gom đất đai để đầu cơ.
Trong thực tiễn, để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp có thể có hành vi đi mua gom đất trước. Tuy nhiên, ở phía người dân có đất cũng không bị thiệt thòi vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thỏa thuận dân sự theo cơ chế thị trường.
Do đó, Nhà nước không thể cấm hoặc hạn chế các giao dịch này - ông Duy giải thích.
Tránh phát sinh dự án mới không mang lại hiệu quả
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ, Thường trực Uỷ ban Kinh tế còn đề nghị so sánh mối tương quan về tình trạng các dự án nhà ở bị bỏ hoang với khả năng tiếp cận nhà ở đối với nhu cầu thực sự về nhà ở của người dân để tránh việc phát sinh những dự án mới mà không mang lại hiệu quả, không giải quyết đúng nhu cầu ở thực sự của người dân (tập trung ở phân khúc cao cấp hoặc nằm ở những khu vực mà ít có nhu cầu của người dân) và gây lãng phí đất đai.
Chính phủ hồi âm, việc thực hiện cơ chế thí điểm tại Nghị quyết này là để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về tiếp cận đất đai cho nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
Về tình trạng hiện nay một số dự án nhà ở thương mại bị bỏ hoang, báo cáo nêu nhiều nguyên nhân như: Vị trí dự án xa trung tâm đô thị, mất nhiều thời gia di chuyển; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu nhiều dịch vụ tiện ích; phân khúc, giá bán sản phẩm không phù hợp với khả năng tiếp cận và chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực; hồ sơ pháp lý dự án chưa đầy đủ; chủ đầu tư dự án hạn chế về năng lực, thiếu nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quy hoạch…
Bộ trưởng Duy cho biết, các nội dung liên quan đến nhu cầu về nhà ở, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân đã được tính toán, cân đối trong quá trình tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
Vấn đề đặt ra là cần làm tốt khâu tổ chức thực hiện, theo đó, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại cần phải tuân thủ đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đồng thời phải lựa chọn quy mô đầu tư, tiến độ đầu tư, phân khúc sản phẩm, giá bán sản phẩm phù hợp với khả năng tiếp cận và chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực.
Trên thực tế, đối với các dự án thực hiện cơ chế thí điểm, chủ đầu tư dự án đã phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu rất lớn để có được quyền sử dụng đất, do đó sẽ phải lựa chọn phương án đầu tư phù hợp, khả thi để bảo đeảm hiệu quả đầu tư kỳ vọng - báo cáo nêu.
-
Với 3 tỷ đồng, người Hà Nội đi đâu để mua chung cư mới? -
Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng -
Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2 -
Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2 -
TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất -
Thị trường bất động sản phía Nam đón nhận tin vui -
Loạt dự án nhà ở tại Bình Định được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2026
-
1 Chuyên gia dự báo 2025 sẽ là năm của đất nền và biệt thự -
2 Hà Nội sắp khởi động tuyến đường sắt chạy thẳng đến sân bay Nội Bài -
3 Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương khu vực công -
4 Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/11
-
Vi phạm trong tuyển sinh, Trường đại học Quốc tế bị xử phạt hành chính -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 2: Chi 1.700 tỷ đồng, “phù phép” thành hàng chục ngàn tỷ đồng -
Quảng Bình: Khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt phạm vi cấp phép -
Quy định mới về hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lái xe
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa
- MB được vinh danh "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á" năm 2024
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025