
-
Hà Nội: Chung cư mới tiếp tục tăng giá, chung cư cũ dần chững lại
-
Chuyên gia CBRE: Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “đón đầu” quy hoạch
-
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung
-
Đà Nẵng lên kế hoạch đầu tư xây dựng hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội -
Giá nhà ở xã hội tăng, doanh nghiệp có được nâng mức lợi nhuận? -
Thị trường bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng vào các dự án lớn -
Cần Thơ: Giao dịch bất động sản quý I/2025 tăng 68% so với cùng kỳ
![]() |
Cư dân tại chung cư cũ hiện gần như ở miễn phí. Ảnh: Hoài Nam |
Chị Huệ - sống tại chung cư Quang Trung, TP. Vinh cho biết, không biết việc thu phí quản lý ở những chung cư mới hiện nay như thế nào, nhưng chung cư chị đang sống chỉ mất tiền phí vệ sinh vài chục ngàn một quý. Điều này đã diễn ra vài chục năm nay.
Còn bác Tâm - người đã “thường trú” ở chung cư này trên 40 năm chia sẻ, bác được phân nhà ở chung cư này khi làm công nhân Nhà máy Cọc sợi Vinh. “Nghe nói Nhà máy phân nhà cho cán bộ công nhân viên, thế là mọi người dọn về đây ở. Mấy tháng sau mới khai báo với công đoàn nhà máy rồi lên danh sách nhà nào ở căn nào, tầng bao nhiêu”, bác Tâm nói.
Trên thực tế, trường hợp chung cư như trên không phải hiếm và đã được Nhà nước hợp thức hóa bằng “bán nhà theo Nghị định 61”. Tuy nhiên, vấn đề quản lý vẫn không có gì thay đổi. Hiện cả nước có khoảng 1.700 chung cư cũ, trong đó, chung cư báo động cấp độ C, D lên đến cả trăm. Vậy luật mới sẽ áp dụng đối với dạng chung cư này thế nào?
Luật Nhà ở 2014 quy định, chủ đầu tư chung cư phải thu phí bảo trì 2%, phí này sẽ được giữ tại tài khoản bị phong tỏa cho đến khi ban quản trị chung cư được thành lập sẽ giao lại. Ban quản trị này hoạt động theo mô hình ban chủ nhiệm hợp tác xã hoặc HĐQT của công ty cổ phần. Trong đó, thù lao và các khoản chi phải được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Dù vậy, nhiều người lo ngại quy định tại luật mới vẫn rất khó áp dụng cho các hình thức quản lý chung cư đang tồn tại hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, có 4 loại mâu thuẫn trong quản lý chung cư hiện nay, đó là mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị; mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân về phần sở hữu chung và riêng; mâu thuẫn giữa ban quản trị và cư dân; mâu thuẫn giữa các thành viên ban quản trị với nhau”.
Thực tế, số tiền 2% phí bảo trì chủ yếu do chủ đầu tư thu, việc chi phí thế nào gần như cư dân không được biết, không được tham gia. Tài chính không minh bạch, trong khi luật chưa có hướng dẫn cụ thể, khiến nhiều loại mâu thuẫn nảy sinh. Kết quả kiểm tra tại 30 chung cư được Sở Xây dựng TP. HCM thực hiện mới đây cho thấy, có 8/30 chung cư có tranh chấp về quyền sở hữu chung, riêng; 15/26 chung cư chủ đầu tư chưa bàn giao quỹ bảo trì 2% cho ban quản trị; 19/30 chung cư vi phạm xây dựng; 10/30 chung cư chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu; đặc biệt, 30/30 chung cư đều vi phạm an toàn về điện.
Tại hội thảo về quản lý chung cư ở TP. HCM do Sở Xây dựng tổ chức gần đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thừa nhận: “Luật mới sẽ dễ cho các chung cư xây sau, còn với những tồn tại hiện nay trong vấn đề quản lý chung cư phải giải quyết dần dần. Sắp tới, Sở sẽ tổ chức tập huấn về quản lý chung cư cho ban quản trị các chung cư, nhằm giảm thiểu tình trạng khiếu kiện vượt cấp, cũng như tìm ra phương án điều hành tốt nhất. Tuy nhiên, quản lý chung cư vẫn là vấn đề nan giải chứ chưa thể giải quyết ngày một ngày hai”.
Nhìn ra thế giới, hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã có luật riêng về quản lý chung cư như Hồng Kông, Australia, Ireland… Trong đó, hiệp hội các chủ sở hữu đóng vai trò then chốt trong các đạo luật hay sắc lệnh được ban hành. Chẳng hạn, Ireland quy định các chung cư phải có quỹ để chi trả cho việc cải tạo, tân trang, bảo trì không định kỳ và dịch vụ tư vấn… Số tiền chi tiêu đều công khai, minh bạch. Thậm chí, tại Hồng Kông, luật quy định, định kỳ 3 tháng (hoặc ít hơn do ban quản lý tòa nhà quyết định), thủ quỹ phải phải có báo cáo tóm tắt thu chi và được công bố công khai tại vị trí nổi bật của tòa nhà trong vòng 7 ngày của tháng tiếp theo... Với Việt Nam, để làm được điều này, có lẽ còn là… giấc mơ xa!
-
Vinhomes hợp tác cùng Tập đoàn Samty (Nhật Bản) ra mắt dự án căn hộ The Opus One tại Vinhomes Grand Park -
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp -
Xuất hiện những dự án lớn góp phần đổi thay diện mạo đô thị Yên Bái -
Hạ tầng giao thông tạo đà bứt phá cho kinh tế - xã hội Bình Dương -
Đầu tư vô lo với “siêu phẩm” chuẩn pháp lý, nhẹ thanh toán Eaton Park -
Căn hộ cao cấp dưới 80 triệu/m2 ngày càng khan hiếm -
Liên minh với "đại gia", hồ Hoà Bình vươn mình hút khách ngoại
-
1 Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030
-
2 Nhà ở xã hội cách Hồ Gươm chỉ 5 km, dự kiến sẽ sớm "cháy hàng"
-
3 Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại
-
4 Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/4
-
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 3: “Cò đội”, “cò đạp” và sự uất nghẹn của chính chủ
-
Bộ Công an đề nghị Quảng Bình cung cấp thông tin các dự án điện mặt trời
-
Xét xử vụ bán rẻ “đất vàng” của Tổng công ty Chè Việt Nam
-
Cựu Giám đốc Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn lĩnh án, nộp lại 118 tỷ đồng
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Tronsmart kỷ niệm cột mốc 12 năm với màn ra mắt công nghệ âm thanh đột phá
-
Giải thưởng Hòa bình Sunhak năm 2025 vinh danh những nhà lãnh đạo về thay đổi toàn cầu
-
TopOn đạt chứng nhận OM SDK của IAB Tech Lab
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA