
-
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách
-
4 tháng đầu năm 2025, TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản
-
Bình Định quy định điều kiện để người ngoại tỉnh được mua, thuê nhà ở xã hội
-
Phân khúc nhà liền kề Hà Nội bứt tốc -
Khai thác nguồn lực đất đai từ các trụ sở cơ quan không sử dụng -
Bộ Tài chính nghiên cứu tính thuế chuyển nhượng bất động sản; Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại quận Thanh Xuân -
Thông tin - yếu tố tạo niềm tin trong giao dịch địa ốc
![]() |
Theo Công điện, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đảm bảo đồng bộ để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu.
Chỉ đạo lần này của Thủ tướng một lần nữa cho thấy sự sốt sắng của người đứng đầu Chính phủ trước tác động to lớn của ba dự án luật nêu trên với thị trường địa ốc, đồng thời thể hiện tinh thần của cơ quan soạn thảo, thẩm tra - như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần khẳng định - là “sẵn sàng tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến tận phút cuối cùng”.
Cộng đồng doanh nghiệp đang rất kỳ vọng, thị trường bất động sản sẽ được tiếp thêm nguồn lực từ việc hoàn thiện ba luật này.
Hầu hết các dự báo gần đây cho thấy, với những tín hiệu tích cực đang dần hiện hữu và nếu không có những đột biến quá lớn, thì một giai đoạn mới, một chu kỳ mới có thể sẽ đến với thị trường bất động sản Việt Nam.
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính - bất động sản Dat Xanh (Dat Xanh Services) cũng chỉ ra, 3 thập kỷ qua (bắt đầu từ năm 1993 đến nay), thị trường địa ốc đã chứng kiến 4 lần tăng trưởng và 3 đợt đóng băng khác nhau. Song có một điểm chung là mỗi chu kỳ tăng trưởng mới đều gắn liền với tiến trình hình thành, sửa đổi các dự án luật nói trên hoặc các văn bản pháp luật liên quan. Trong đó, chu kỳ tăng trưởng đầu tiên diễn ra từ năm 1993 đến 1994 tương ứng với thời điểm Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam ra đời. Lần phát triển thứ hai diễn ra từ năm 2000 đến 2002 khi Việt Nam có chủ trương cho Việt kiều mua bất động sản, cùng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài. Chu kỳ tăng trưởng dài nhất diễn ra vào giai đoạn 2014 - 2018 khi Luật Đất đai được sửa đổi, cùng với đó là sự ra đời của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.
Điểm lại các giai đoạn trên để thấy rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở lần này đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể góp phần hình thành chu kỳ mới trên thị trường bất động sản. Điều đó càng có cơ sở khi cả ba dự thảo luật đều chứa đựng những điểm mới, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của thị trường địa ốc.
Đầu tiên là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất; xác lập yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai. Cùng với đó, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) bổ sung quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội; bổ sung quy định về vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội…
Hay Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng bổ sung quy định làm rõ sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được đưa vào kinh doanh, trong đó bổ sung các sản phẩm là căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú; doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có trách nhiệm công khai thông tin về bất động sản…
Mặc dù vậy, trước giờ Quốc hội bấm nút thông qua, thị trường vẫn còn lo lắng về việc, liệu những luật này có gỡ được các vướng mắc pháp lý hiện nay hay không, hay lại phát sinh thêm vấn đề mới, bởi như nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất “vẫn còn điểm lấn cấn”. Đơn cử là vấn đề liên quan đến thu hồi đất khi Dự thảo liệt kê tới 30 trường hợp thu hồi đất và điều này dẫn đến 2 quan điểm: quy định chung hay liệt kê cụ thể?, “chọn cho” hay “chọn bỏ” - tức quy định những trường hợp không thu hồi, ngược với “chọn cho”?
Thị trường bất động sản được kỳ vọng có thể đảo chiều vào năm tới khi nhiều doanh nghiệp trong ngành hoàn tất tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và bắt đầu triển khai dự án mới. Trong bối cảnh đó, chính sách đất đai, nhà ở và bất động sản được xem là yếu tố quan trọng, giúp điều tiết thị trường bất động sản đi đúng hướng. Tất nhiên, đó phải là đạo luật với những quy định rõ ràng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, không bị chồng chéo, đi vào cuộc sống.
-
Crystal Bay ra mắt SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang - Tổ hợp nghỉ dưỡng lớn nhất Ninh Thuận -
Vinhomes Ocean Park - Dự án phức hợp tốt nhất Việt Nam năm 2019 -
Hà Nội: Huyện Đan Phượng xin cơ chế đặc thù để đầu tư hạ tầng lên quận -
Căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng: Điểm sáng mới cho du lịch Huế -
Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư Khu thương mại dịch vụ An Đông -
Officetel và lợi thế phát triển loại hình đầu tư mới tại Hải Dương -
Đất Xanh Bắc Miền Trung hoàn thành thi công hạ tầng Eco Garden trước thời hạn
-
1 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
2 Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh, thành sau sắp xếp
-
3 Hồi tố giá FiT, rủi ro pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn của Việt Nam
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/5
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/5
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Trimble công bố Dimensions Australia, mở rộng đối tượng tiếp cận trải nghiệm
-
Tianneng ra mắt tại Triển lãm AsiaBike
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
COMPUTEX 2025: Apacer giới thiệu giải pháp lưu trữ thế hệ mới