
-
Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng, một dự án ở Cần Giuộc hưởng lợi kép
-
Hải Phòng bổ sung 14 khu đất thực hiện đấu thầu giai đoạn 2025 - 2026
-
The Ninety Complex - Tài sản dòng tiền đích thực giữa lòng Hà Nội
-
Khẩu vị đầu tư của giới tinh hoa thế hệ mới: Bất động sản hàng hiệu tại lõi trung tâm siêu đô thị -
KDI Holdings và Masterise Homes công bố đồng phát triển -
Hưng Yên: Điểm sáng an cư phía Đông Hà Nội -
Ba nền tảng vững chắc tạo hấp lực mạnh mẽ cho Elysian tại khu Đông TP.HCM
Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội có diện tích 3.881ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.
Khu vực nội đô lịch sử được chia thành 7 khu vực để kiểm soát và quản lý tầng cao, chiều cao xây dựng công trình bao gồm: Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu phố cổ, Khu phố cũ, Khu vực Hồ Gươm và phụ cận, Khu vực Hồ Tây và phụ cận, Khu vực hạn chế phát triển.
Điểm đáng lưu ý là Quy chế xác định chiều cao tối đa các công trình cao tầng ở các vị trí, khu vực khá chi tiết. Nhiều tuyến phố trong khu vực phố cổ không được phép xây dựng nhà cao tầng như: Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, một số đoạn trên đường Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn, Lò Đúc, Pháo Đài Láng...
Các tuyến phố khu vực khác hoặc nút giao thông được phép xây dựng các tòa cao ốc dao động từ 13 tầng đến 27 tầng. Một số điểm hạn chế chiều cao như đầu đường Lê Duẩn tối đa 9 tầng, phố Hào Nam, Thái Hà, Chùa Bộc tối đa 13 tầng.
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Một số điểm nhấn được phép xây dựng chiều cao dao động từ 65 đến 180m, tương đương 18 đến 50 tầng. Đặc biệt, khu nội đô lịch sử chỉ có duy nhất 2 vị trí được xây dựng quá 39 tầng, đó là Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162m). Cả 2 lô đất này hiện đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup.
Các công trình cao tầng điểm nhấn sẽ được cụ thể hóa tại quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị được duyệt. Tuy nhiên Quy chế cũng nêu rõ, công trình điểm nhấn phải có hình thức kiến trúc mới, độc đáo, được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố thông qua.
Các trường hợp khác với quy định này, ngoài vị trí và vượt quá quy mô cho phép sẽ do UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Quy chế cũng quy định rõ chức năng, trách nhiệm của các sở, ngành trong việc quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 14/4/2016.
-
Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng, một dự án ở Cần Giuộc hưởng lợi kép
-
Hải Phòng bổ sung 14 khu đất thực hiện đấu thầu giai đoạn 2025 - 2026
-
The Ninety Complex - Tài sản dòng tiền đích thực giữa lòng Hà Nội
-
Khẩu vị đầu tư của giới tinh hoa thế hệ mới: Bất động sản hàng hiệu tại lõi trung tâm siêu đô thị
-
KDI Holdings và Masterise Homes công bố đồng phát triển -
Hưng Yên: Điểm sáng an cư phía Đông Hà Nội -
Ba nền tảng vững chắc tạo hấp lực mạnh mẽ cho Elysian tại khu Đông TP.HCM -
Sundora Tower - Biểu tượng sống thượng lưu bên sông Hàn -
Sức hút của shophouse khối đế cận Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia -
The TEN: Biểu tượng sống thượng lưu tiên phong của siêu đô thị TP.HCM sau hợp nhất -
Chú trọng hoàn thiện pháp lý, KITA Airport City tiếp tục bàn giao sổ hồng tới tay toàn bộ khách hàng
-
1 Nhà đầu tư bất động sản thay đổi chiến lược xuống tiền
-
2 Ngân hàng tăng tốc bơm vốn, lãi suất huy động chịu sức ép
-
3 Dự án PPP cao tốc Nam Định - Thái Bình: Cần cơ chế đặc thù gỡ khó bảo lãnh hợp đồng
-
4 TP.HCM nghiên cứu làm tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng vốn đầu tư 64.148 tỷ đồng
-
5 Yêu cầu mới về sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán
-
Hindustan Zinc hưởng lợi nhờ giá bạc cao kỷ lục
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Envision Energy ký hợp đồng triển khai hai dự án lưu trữ năng lượng 100 MWh cho Field tại Scotland