-
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do
Chưa khai thác tốt tiềm năng
cần khung pháp lý phù hợp để triển khai việc tận dụng nguồn tài nguyên dọc các bờ sông (ảnh: Trọng Tín) |
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết hệ thống sông ngòi có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, Thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức như, quá trình đô thị hoá gây nên tình trạng sạt lở, sụt lún; hệ thống quản lý chưa đồng bộ khiến các bờ sông đang bị lấn chiếm, xây dựng nhiều dự án cao tầng…
“Việc đặt ra các giải pháp ứng phó và phát huy tiềm năng của phần không gian dọc các sông, rạch… làm đô thị đẹp hơn, tận dụng tiềm năng này góp phần phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực bất động sản.
Tư duy quy hoạch không gian các bờ sông phải nhìn vào thực tiễn của Thành phố, làm không gian mở công cộng, kết hợp phát triển các dự án kinh tế. Thành phố sẽ tận dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54/2017/QH14 để thu hút các nguồn lực đầu tư, xã hội hoá trong xây dựng, giao thông, du lịch… dọc các bờ sông”, ông Hoan nói,
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho rằng Thành phố có lợi thế về các tuyến sông ngòi, nếu tận dụng tốt, có quy hoạch phù hợp thì không gian dọc các bờ sông sẽ tạo cơ hội phát triển du lịch đường thuỷ, vận tải hành khách thuỷ, các dự án bất động sản nằm trong quy hoạch chỉnh trang đô thị…
“Tuy nhiên, thời gian qua tính định hướng kết nối chưa được quan tâm đúng mức do chưa có quy hoạch tổng thể, chưa đặt các dòng sông làm trọng tâm cho quy hoạch. Chất lượng quy hoạch còn hạn chế, chưa có yếu tố khai thác dọc hành lang bờ sông. Thiếu đồng bộ quản lý, gây nên tình trạng lấn chiếm vào mục đích cá nhân, như làm bến tàu thuyền, nhà hàng... mà chưa có giải pháp xử lý”, ông Nhã nói.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM nhìn nhận, điểm nhấn của Thành phố là sông Sài Gòn và các kênh, rạch nội thành và khu vực ngoại thành. Đây là nguồn tài nguyên quý giá mà tự nhiên ban tặng cho Thành phố, chẳng những có giá trị cao về cảnh quan, môi trường, giao thông, mà nếu có cơ chế chính sách phù hợp thì còn tạo ra nguồn lực lớn về kinh tế và phát triển du lịch.
“Tuy nhiên, do chưa được quy hoạch tổng thể, chưa được kè bờ và tình trạng sông rạch bị lấn chiếm, bị sạt lở, bị ô nhiễm nghiêm trọng đã làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân Thành phố, nhất là các đối tượng sống trên và ven kênh rạch”, ông Châu nêu quan điểm.
Theo Kiến trúc sư Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam thống kê, TP.HCM hiện có 39 tuyến kênh rạch nhưng chỉ có kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tẻ, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được chỉnh trang. Hiện hai bên kênh rạch thành phố đã có công viên cây xanh, đường giao thông dọc kênh rạch. Thế nhưng số kênh rạch được chỉnh trang chiếm tỷ lệ quá nhỏ, số còn lại đa phần vẫn chưa hoàn chỉnh theo ý muốn.
Nói về nguyên nhân chậm di dời nhà ở ven, trên sông kênh rạch để chỉnh trang đô thị, phát triển bờ kè một số ý kiến cho rằng, có rất nhiều lý do đổ lỗi cho các tồn tại trên sau nhiều năm chưa có dấu hiệu đột phá. Có thể là ngân sách dành cho đầu tư công eo hẹp. Vì vậy, cần chính sách để cho người dân, cộng đồng có thể tham gia tích cực không chỉ ở giai đoạn lên ý tưởng và lập quy hoạch, mà cả ở giai đoạn duy trì quản lý cải tạo dòng sông.
Kiến nghị giao đất cho chủ đầu tư có dự án gần sông
Nhằm khai thác có hiệu quả cũng như đảm bảo các vấn đề về quy hoạch, kiến trúc của sông, rạch tại TP.HCM các chuyên gia kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để quy định giao đất cho chủ đầu tư dự án đến mép bờ cao sông rạch. Đồng thời quy định cơ chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch.
Trong đó, Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng quy định thực hiện quy hoạch chi tiết phân khu đối với bờ kè và hành lang bảo vệ sông rạch trên địa bàn đô thị nhằm tôn tạo cảnh quan, môi trường, phát huy lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình khai thác, sử dụng quỹ đất ven sông rạch và nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước. Đề nghị xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh đối với quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để thực hiện thống nhất.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Để khai thác tiềm năng kinh tế của quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch cần phải có các điều kiện như: Có quy hoạch tổng thể quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Đi đôi với kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp theo từng giai đoạn. Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để thực hiện thống nhất. Thực hiện phương thức đối tác công - tư, xã hội hóa đầu tư để huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia thực hiện các dự án trong hành lang bảo vệ sông rạch và kè bờ.
“Hiện nay, đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM, Hiệp hội đề nghị Thành phố chỉ đạo rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch, trước hết là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các kênh, rạch nội thành; Không để tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc, lấn át sông Sài Gòn, hoặc biến một phần không gian sông Sài Gòn thành không gian riêng của dự án nhà ở, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông rạch vì lợi ích công cộng, đảm bảo cảnh quan, môi trường và phát triển bền vững”, ông Châu nói.
Ngoài ra, ông Châu cũng kiến nghị giao đất dự án cho chủ đầu tư đến mép bờ cao sông rạch và quy định chủ đầu tư dự án có trách nhiệm đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ (kết hợp với nắn mép bờ cao theo phương thức bù trừ đất đai, để chỉnh trị dòng chảy và làm đẹp cảnh quan), đường ven sông, công viên, mảng xanh, các công trình dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng trong khu vực quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch và được quyền khai thác, kinh doanh có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Còn ông Nguyễn Thanh Nhã cũng cho rằng, việc quản lý các dự án xây dựng dọc các bờ sông, cần khung pháp lý phù hợp để triển khai việc tận dụng nguồn tài nguyên dọc các bờ sông cho sự phát triển của Thành phố bằng các dự án mang lại hiệu quả kinh tế.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng cho rằng, phát triển không gian dọc các bờ sông phải lấy dòng sông làm điểm nhấn. Nếu tận dụng phù hợp, không gian dọc các bờ song không chỉ mang lại hiệu quả về cảnh quan đẹp cho đô thị, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Thành phố.
-
MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature -
Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư về Phú Mỹ săn căn hộ cho thuê -
TUTA Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansio thuộc đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang -
Chọn an cư và đón đầu giá trị bền vững tại Masteri Grand View, The Global City -
Cuộc sống trọn vẹn, cộng đồng gắn kết tại Vincom Shophouse Royal Park -
Nghi Sơn Central Park: Tiên phong kiến tạo biểu tượng sống cân bằng thiên nhiên và tiện ích -
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025