-
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi
Chiều 4/4, tại Hội nghị giao ban báo chí hàng tuần của Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường khẳng định, với các dự án đã có kết luận thanh tra, khẳng định có vi phạm mà người dân cố tình mua thì không thể giải quyết quyền lợi cấp sổ đỏ.
Thời gian qua, có nhiều thông tin về các dự án xảy ra sai phạm trên địa bàn Hà Nội như Đại Thanh... Bên cạnh việc xử lý các vi phạm này, điều người dân quan tâm là quyền lợi của người mua nhà ra sao? Liệu các căn hộ có được cấp Giấy chứng nhận?
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết "Chúng ta đã có chủ trương đặt sai phạm của chủ đầu tư sang một bên để xử lý đến cùng và đặt quyền lợi của người dân một bên để xem xét tạo điều kiện cấp sổ".
Nhiều trường hợp, người lao động tích cóp hàng chục năm mới mua được căn hộ, cơ quan quản lý mà buông người ta thì không nỡ. Do đó cần xem xét trong công bằng tương đối để đảm bảo quyền lợi của người dân.
“Việc cấp Giấy chứng nhận sẽ được thụ lý, xem xét giải quyết mà không phụ thuộc vào xử lý sai phạm của chủ đầu tư”, ông Nghĩa khẳng định.
Trước ý kiến lo ngại việc này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, chủ đầu tư cứ vi phạm và người mua yên tâm vẫn được cấp Giấy chứng nhận, ông Nghĩa cho biết, đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, cơ quan chức năng đã có khuyến cáo đối với người mua nhà mà vẫn cố tình mua thì cơ quan chức năng không thể chạy theo để “dán tem” cho sai phạm cả về hai phía.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng khuyến cáo người dân để bảo vệ quyền lợi của mình, trước khi mua nhà cần tìm hiểu rất kỹ thông tin pháp lý dự án. Với những người đã trót mua cơ quan quản lý Nhà nước vẫn xem xét, phân loại để giải quyết, nếu là đối tượng mua đi bán lại thì cần phải thận trọng. Nhưng với người mua nhà để ở, cả đời tích góp tiền bạc mua được một căn hộ thì sẽ xem xét giải quyết.
Nếu căn hộ được cấp Giấy chứng nhận mà thuộc phần vi phạm của chủ đầu tư và sau này cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải tháo dỡ thì các bên tự thỏa thuận giải quyết hoặc nhờ Tòa án giải quyết. Đây là tranh chấp dân sự. Còn trước mắt đảm bảo quyền lợi của người dân, cơ quan quản lý vẫn xem xét cấp Giấy chứng nhận.
Được biết, trên địa bàn Hà Nội có nhiều dự án xảy ra sai phạm, chưa đủ điều kiện pháp lý đã mở bán. Chẳng hạn Dự án Đại Thanh do Tập đoàn Mường Thanh đầu tư chưa làm đầy đủ các thủ tục về đất đai, chưa nộp tiền sử đụng đất nhưng chủ đầu tư đã mở bán, thu tiền.
-
Du lịch Móng Cái “trỗi dậy” với sự trở lại của dòng khách khổng lồ -
Aqua City được Ngân hàng MB "rót" 1.100 tỷ đồng để thi công hoàn thiện -
Quảng Nam: Khu đô thị Smart City được điều chỉnh tiến độ đến năm 2025 -
Thừa Thiên Huế: Dự án Khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng đã có chủ đầu tư -
Đà Nẵng chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ cho Dự án Golden Hill City -
Giá trị sống vượt trội tại Princess’s Manor với bảo chứng từ thương hiệu Vinhomes -
Nhiều doanh nghiệp vẫn “bất động” chờ khơi thông pháp lý
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam