
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Lượng hàng tồn kho của Xi măng Bỉm Sơn tính đến cuối năm 2017 đã tăng thêm 280 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 887 tỷ đồng. |
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và cả năm 2017, với tổng mức lợi nhuận trong cả năm qua âm gần 4,6 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, tính riêng quý 4/2017, doanh thu của nhà sản xuất, cung cấp xi măng này đã sụt giảm khoảng 190 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016, tương ứng mức giảm 18%; Lợi nhuận gộp 124 tỷ đồng, chỉ bằng 53% so với số lãi gộp 236 tỷ đồng đạt được quý 4/2016.
Do doanh thu giảm, chi phí giá vốn tăng mạnh, do vậy dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm sâu, nhưng sự sụt giảm mạnh về chi phí cũng không giúp BCC bù đắp được sự sụt giảm về doanh thu.
Kết quả quý 4 Xi măng Bỉm Sơn lãi sau thuế hơn 56,2 tỷ đồng, giảm 25% so với quý 4/2016.
Tuy nhiên, do cả quý 2 và quý 3 trong năm, BCC đều lỗ lớn nên dù quý 4 lãi hơn 56 tỷ đồng cũng không đủ xóa hết lỗ lũy kế.
Kết thúc năm 2017, Xi măng Bỉm Sơn chấp nhận lỗ sau thuế gần 4,6 tỷ đồng trong khi năm 2016 lãi sau thuế gần 250 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2017 doanh thu thuần đạt 3.475 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2016. Doanh thu của Xi măng Bỉm Sơn chủ yếu nhờ bán xi măng và clinke.
Lượng hàng tồn kho đến cuối năm tăng 280 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 887 tỷ đồng.
Nợ phải trả tính đến 31/12/2017 của BCC lên tới trên 3.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ quanh mức 2.800 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn 2.656 tỷ đồng, nợ dài hạn 385,7 tỷ đồng.
Năm 2017, kinh doanh xi măng của BCC gặp nhiều khó khăn do quanh địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An đã có thêm nhiều dây chuyền xi măng mới đi vào hoạt động, cạnh tranh trực tiếp trong tiêu thụ với nhà sản xuất này.
Chỉ tính riêng 2 dây chuyền của Nhà máy xi măng Long Sơn mới hoàn thành trong năm 2016-2017 đã có công suất gần 5 triệu tấn, chưa kể các thương hiệu xi măng Nghi Sơn, Công Thanh…
-
Flamingo Đại Lải Resort sắp khai trương bến du thuyền lớn nhất Việt Nam -
Phân khúc biệt thự - nhà liền kề: TP.HCM nóng rẫy, Hà Nội nguội lạnh -
Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng -
Xây dựng Khu hành chính tỉnh Hải Dương theo hình thức BT -
Giải bài toán đầu tư vào biệt thự biển Vinpearl Premium -
Bất động sản Phú Quốc hấp dẫn nhà đầu tư -
Giật mình số tiền đã huy động ở Dự án B5 Cầu Diễn
-
1 CMC được chấp thuận là nhà đầu tư trung tâm dữ liệu 6.260 tỷ đồng tại TP.HCM
-
2 NHNN nhận định về tỷ giá, lãi suất, vàng nửa cuối năm
-
3 Cẩn trọng với rủi ro nợ xấu khi tín dụng tăng
-
4 TP.HCM áp dụng mô hình “lấy đất nuôi dự án”
-
5 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Midea thăng hạng lên vị trí 184 trên bảng xếp hạng Forbes
-
Hisense Display Technology hỗ trợ công nghệ VAR tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng