-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Các dự án có tên mới, chủ mới
Tại thời điểm này, nhiều dự án bất động sản (BĐS) “trùm mền” ở TP.HCM đã có dấu hiệu hồi sinh. Cụ thể, Dự án Khahomex - Savico Tower tại số 56, Bến Vân Đồn (quận 4) dù ở vị trí khá đẹp nhìn sang trung tâm tài chính quận 1, nhưng đã dừng thi công từ gần 4 năm nay. Đây là dự án hợp tác giữa CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) và CTCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (Khahomex).
Dự án Lexington đã được Novaland mua lại |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, Dự án này đã có tên mới là Icon 56 và bên cạnh tên của 2 nhà đầu tư nói trên, bảng giới thiệu dự án còn có thêm tên Novaland.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, Dự án Khu căn hộ thương mại Icon 56 có quy mô 3.000 m2; cung cấp 300 căn hộ (có giá bán khởi điểm khoảng 2 tỷ đồng/căn), cùng nhiều tiện ích kèm theo như hồ bơi tầng mái, trung tâm mua sắm và giải trí… Như vậy, Dự án đã thêm công năng mới, ngoài mục tiêu ban đầu là khu văn phòng. Hiện nhà thầu đã hoàn thiện phần móng và đang thi công tầng 1 của Dự án.
Cũng trên địa bàn quận 4, ngoài dự án trên, Novaland còn tham gia vực dậy một dự án địa ốc khác. Đó là Dự án số 9 Nguyễn Khoái do Công ty Cao su miền Nam làm chủ đầu tư. Dự án này cũng đã được đổi tên là Galaxy 9. Được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích hơn 7.495 m2, Dự án gồm 2 block cao 21 tầng, với đầy đủ các tiện ích, như hồ bơi, trung tâm thương mại…
Hiện tại, nhà thầu xây dựng là CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đang huy động nhiều máy móc, nhân lực để thi công phần móng của Dự án. Đại diện Novaland cho biết, ngoài 2 dự án trên, Novaland còn mua lại Dự án Lexington ở quận 2 của Công ty TNHH BĐS Đại Phú Hưng. Lãnh đạo Novaland tiết lộ, tổng giá trị đầu tư của cả 3 thương vụ này vào khoảng 3.000 tỷ đồng.
Ngoài 3 dự án trên, thị trường địa ốc TP.HCM còn ghi nhận một số dự án BĐS đã “đắp chiếu” một thời gian dài, nay tiếp tục được triển khai nhờ vào sự hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp khác. Dự án Chung cư 27, Trường Chinh cao 16 tầng ở quận 12 do Công ty Kim Tâm Hải làm chủ đầu tư là một ví dụ. Được khởi công từ tháng 10/2009, Dự án đã được đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để xây xong phần thô. Tuy nhiên, đến khâu hoàn thiện, chủ đầu tư đã đuối sức, khi mới chỉ thực hiện tới tầng 8. Để “tiếp sức” cho Kim Tâm Hải, Công ty Địa ốc Hưng Thịnh đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng và cùng với Công ty Hung Thinh Construction (một công ty thành viên của Hưng Thịnh) giúp chủ đầu tư hoàn thành Dự án. Đồng thời, Hưng Thịnh sẽ phụ trách khâu tiếp thị và bán khoảng 80 căn hộ còn lại của Dự án này.
Khách hàng chọn mặt, đặt tiền
Mới đây, CTCP Nhà Hưng Ngân, chủ đầu tư Dự án Chung cư Hưng Ngân Garden (quận 12) dã giới thiệu Dự án ra thị trường, sau khi xây xong tầng hầm, tầng 1. Ông Nguyễn Đắc Điềm, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, trước đây, Dự án chỉ cần có quy hoạch 1/500 là có thể đưa ra thị trường; nhưng nay quy định không cho phép như vậy. “Do đó, ngoài việc xây dựng, Hưng Ngân Garden còn phải xây nhà mẫu và phối hợp với đơn vị phát triển dự án chuyên nghiệp là Công ty TNHH Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn khai thác dự án…”, ông Điềm nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, câu chuyện của Novaland, Hưng Thịnh hay Hưng Ngân… không còn là hiện tượng đơn lẻ, mà đó là những cách làm tốt, hiệu quả và được thị trường chấp nhận.
Novaland đầu tư 3.000 tỷ đồng cung cấp 2.000 căn hộ tại TP.HCM | |
BĐS Khu đô thị Nam Sài Gòn: “Đại gia” tạo sóng lớn |
Ông Châu phân tích, nếu như ở các phân khúc cao cấp như các dự án của Phú Mỹ Hưng, Novaland luôn hướng tới các đối tượng có thu nhập khá trở lên, thì các dự án của Hưng Thịnh, Hưng Ngân… lại dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Nghĩa là, các dự án này đều có khách hàng mục tiêu, với những sản phẩm cụ thể có giá cả phù hợp với từng đối tượng…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải dự án nào cũng có thể sống lại, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. TP.HCM là nơi có rất nhiều dự án đang lâm vào cảnh khó khăn, bị chậm tiến độ hay tạm ngưng thi công do chủ đầu tư thiếu vốn. Do đó, việc tìm nguồn tài chính cho dự án hay bán dự án cho những đối tác có tiềm lực tài chính là một trong những phương án huy động vốn tối ưu nhất, mở ra lối thoát cho chủ đầu tư và cả khách hàng cũ của họ.
Theo ông Châu, đối với những dự án có vị trí tốt được chuyển nhượng, chủ đầu tư mới nếu kiểm soát được giá thành, điều chỉnh được thiết kế cho phù hợp và có thêm nhiều tiện ích, tiến độ thanh toán phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng thì sẽ nhận được sự quan tâm, được thị trường chấp nhận.
Khách hàng nên tỉnh táo “chọn mặt, đặt tiền” với các dự án có chủ đầu tư uy tín, nhà phân phối có thương hiệu, tránh hiện tượng mua nhà theo tâm lý đám đông, để rồi xảy ra chuyện mua vào thì dễ, nhưng ở thì không xong, mà bán đi cũng chẳng được.
M&A dự án bất động sản bắt đầu "dậy sóng" Trong khi nhiều nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường bất động sản thì một làn sóng các nhà đầu tư cả nội lẫn ngoại có tiềm lực đang mạnh tay “gom hàng”. |
Hồng Sơn
-
VSIP đề xuất xây dựng thêm khu công nghiệp diện tích 220 ha tại Nghệ An -
Bốn mảnh ghép tạo nên tiềm năng tăng giá của dự án King Crown Infinity -
The Orchard - Dự án nhà ở thấp tầng khép kín tại tổng dự án Sycamore trở thành điểm sáng đầu tư -
Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"
-
Điểm danh các ngành hàng đã “hội quân” về Vincom Shophouse Royal Park -
Bình Định chấm dứt dự án khu đô thị, thương mại, dịch vụ gần 740 tỷ đồng -
Loạt đại tiện ích CaraWorld đi vào hoạt động đúng dịp bàn giao Sông Town năm 2026 -
Vinhomes được vinh danh Nhà phát triển bất động sản nhà ở tốt nhất Việt Nam năm 2024 -
Hà Nội: Phân khúc căn hộ thương mại “đỉnh nóc” ở khu Nam, Hanoi Melody Residences hấp dẫn nhất -
TP.HCM phát triển đô thị vệ tinh -
Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị hơn 4.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao