
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới” -
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
Hai quy định của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực ngay trong tháng 4
Điều 190 quy định về các hoạt động lấn biển và Điều 248 với các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2024. Đây là hai quy định đi vào thực tiễn cuộc sống sớm nhất trong bộ Luật Đất đai 2024.
![]() |
Các quy định về hoạt động lấn biển trong Luật Đất đai 2024 sẽ được áp dụng ngay từ ngày 1/4. Ảnh: Dũng Minh |
Cụ thể, Điều 190 quy định về hoạt động lấn biển. Theo điều này, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các hoạt động lấn biển vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định.
Ngoài ra, Điều 190 cũng nêu rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động lấn biển và quy định khu vực được phép thực hiện hoạt động lấn biển.
Cũng có hiệu lực từ 1/4/2024 là Điều 248 với những sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14. Các quy định mới đã sửa đổi nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Dẫn nước từ sông Hồng và sông Đuống để làm sạch sông Tô Lịch
Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã đặt ra mục tiêu giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô.
Theo đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông. Giải pháp này sẽ tạo dòng chảy trên sông Tô Lịch, ngăn chặn tình trạng tích tụ nước thải như hiện nay.
Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng. Quyết định này nhằm nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào các sông Đáy, sông Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.
Hà Nội bắt đầu “rót” vốn cho đường Tây Thăng Long
Trong một cuộc họp về kế hoạch đầu tư công trung hạn, HĐND TP. Hà Nội cho biết sẽ bắt đầu bố trí vốn cho một số dự án khởi công mới. Trong đó bao gồm tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài), huyện Đan Phượng. Năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu “rót” 150 tỷ đồng cho dự án.
Sau khi hoàn thành vào năm 2025, tuyến đường được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng và khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung. Tuyến đường có tổng chiều dài 33 km, chiều rộng 60,5m với 10 làn xe, kết nối từ đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, đến thị xã Sơn Tây.
Bình Định đấu giá khu đô thị hơn 21 ha
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản - Sở Tư pháp Bình Định sẽ mở một cuộc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án khu đô thị Tây Nam vào ngày 24/4. Cụ thể, khu đất này nằm tại xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn, thuộc quy hoạch khu đô thị du lịch Nhơn Hội (phân khu 3) và khu kinh tế Nhơn Hội.
![]() |
Quy hoạch khu đô thị Tây Nam. |
Dự án có diện tích hơn 21,3 ha và có tổng số lô đất ở là 635 lô (gồm 106 lô nhà ở liền kề; 229 lô nhà ở biệt thự; 300 căn hộ chung cư nhà ở xã hội).
Giá khởi điểm đấu giá của tài sản dao động gần 640 tỷ đồng, số tiền đặt trước tham gia đấu giá là gần 128 tỷ đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư tối thiểu lên tới hơn 747 tỷ đồng.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ và bỏ phiếu trả giá gián tiếp (vòng 1) là 16 giờ, ngày 15/4.
Nhiều người muốn trở lại làm nghề môi giới địa ốc
Theo kết quả khảo sát với 1.152 cá nhân trong ngành do Dat Xanh Services – FERI thực hiện, có đến 55% môi giới viên (đã bỏ việc) dự kiến sẽ quay lại với nghề trong thời gian tới. 13% số người trả lời đã quay lại ngành từ trước đó và 32% còn lại tuyên bố đã dừng hẳn công việc liên quan tới bất động sản.
Báo cáo cũng cho thấy, số lượng doanh nghiệp và nhân sự trong ngành bất động sản quay lại thị trường trong quý I/2024 có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Tỷ lệ doanh nghiệp bất động sản ngưng hoạt động trong quý I/2024 chỉ vỏn vẹn 2,9%, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm 30,2% trong quý I/2023.
-
Giới đầu tư Hà Nội lại “phát sốt” với bất động sản Đà Nẵng -
Bình Định: Xây dựng tuyến đường vào Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn -
Quãng đường di chuyển từ trung tâm Sài Gòn đến Đại Phước Lotus được rút ngắn -
Sống ở đâu để con trẻ phát triển toàn diện? -
Phê duyệt quy hoạch 1/500 Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ -
Sắp có thêm một khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Phan Thiết -
FLC Star Tower "nóng rẫy" trước giờ mở bán
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp