-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng
Ảnh minh họa |
Trả lời chất vấn các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề Hà Nội thường xuyên úng lụt cục bộ mỗi khi mưa gây bức xúc cho người dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP. Hà Nội đã nhận thức được vấn đề này, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ năm 2002 TP. Hà Nội được xây dựng 2 dự án giai đoạn thoát nước bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Hiện nay giai đoạn 1 đã hoàn thành, giai đoạn 2 cũng cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, dù có hoàn thành cả giai đoạn 1 và 2 thì đối với các quận nội thành Hà Nội cũ và một phần quận Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ nếu lượng mưa trên 120 mm thì vẫn ngập lụt cục bộ.
Với toàn bộ vùng phía Tây của Hà Nội (quận Hà Đông, Cầu Giấy) Hà Nội đã xây dựng dự án làm cống Liên Mạc và nạo vét đối với sông Tô Lịch, sông Nhuệ sau khi hoàn thành sẽ khắc phục được vấn đề ngập lụt tại phía Tây.
Cùng với đó, Hà Nội đã đưa ra kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành đào và bổ sung thêm 25 hồ ở khu vực nội thành. Trong đó có những hồ rất lớn như Hồ Công viên CV1 tại khu vực Cầu Giấy rộng 32 ha trong đó 19 ha mặt hồ. “Từ nay đến năm 2020 với 25 hồ được đào mới thì sẽ giảm áp lực ngập lụt khi mưa lớn tại Hà Nội”, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đang tiến hành nạo vét 128 hồ quận nội thành, trong đó có Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm. Hồ Tây hiện đang có dự án nạo vét 1,5 triệu m3 bùn nếu xong dự án này vào tháng 2/2018 thì sẽ tăng thêm khoảng hơn 1 triệu m3 nước.
Hà Nội cũng đang tập trung xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải của sông Tô Lịch, hiện nay dự án xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270 m3/ngày/đêm cũng sẽ giúp giảm ngập úng cục bộ trong các quận nội thành.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng cho rằng, đô thị Hà Nội vẫn còn nhếch nhác. Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để khắc phục như hạ ngầm hệ thống điện và cáp viễn thông, với cơ chế mới từ sau hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 12/2016 đã kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân đầu tư và hạ ngầm toàn bộ các tuyến liên quan đến cáp viễn thông và đường dây điện. Trong năm 2016, Thành phố đã hạ được 19 tuyến và từ đầu năm 2017 đến nay hạ được 72 tuyến.
Đồng thời, Hà Nội sẽ chỉnh trang lại toàn bộ hệ thống chiếu sáng, trong đó sẽ thay thế bằng đèn tiết kiệm điện, kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân thay thế bằng hệ thống đèn LED cho Hà Nội, sẽ giúp giảm được 2/3 điện năng đang phải dùng cho hệ thống chiếu sáng công cộng. Thành phố cũng sẽ trồng mới, bổ sung cho hệ thống cây xanh; chỉnh trang lại mặt tiền các tuyến phố, gồm các biển hiệu, biển quảng cáo...
-
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử