
-
Shophouse Vinhomes Royal Island: “Cỗ máy in tiền” với menu kinh doanh đa dạng
-
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào dự án Khu đô thị 1.363 tỷ đồng
-
“Cuộc đua” cuối cùng tại trung tâm TP. Vinh: Ai sẽ nắm giữ tài sản kim cương?
-
Quy hoạch Trà Cổ - Bình Ngọc thành trung tâm du lịch cao cấp của thành phố Móng Cái -
Hoang Huy New City: Thành phố ven sông mở ra chuẩn sống mới tại Thủy Nguyên -
Vạn Xuân Group khai trương 2 căn hộ mẫu vào ngày 24/5 -
Nhà phố Asia Vibe dưới 80 m2 - Lời giải cho bài toán đầu tư sinh lời kép
![]() |
Ba tòa nhà tái định cư tại Hà Nội gần đây được đề xuất phá bỏ do không có ai đến ở. Ảnh: Giang Huy |
UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo giải trình làm rõ đề xuất về cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Cơ quan này cho biết, theo thống kê đến 2020, thành phố cần 22.131 căn hộ chung cư cao tầng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Tuy nhiên, các dự án đang triển khai thực hiện theo cơ chế đầu tư hiện hành chỉ đáp ứng được khoảng 4.500 căn hộ. Như vậy, cơ quan này tính toán phải đầu tư hơn 17.600 căn hộ nữa để đáp ứng yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng (chủ yếu là công trình giao thông, hạ tầng) với số vốn dự kiến khoảng 18.514 tỷ đồng.
Theo cơ chế này, thành phố tạo quỹ đất (đã giải phóng mặt bằng) tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án, được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được hưởng 10% lợi nhuận định mức (không tính phí lãi vay ngân hàng) hoặc được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường. Thành phố ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà, thu tiền người mua nhà.
Sau 9-12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí tái định cư, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Các nhà đầu tư tham gia đầu tư phải đảm bảo 10 tiêu chí trong đó có vấn đề kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản trị, tiến độ cam kết... Một trong những tiêu chí quan trọng là nhà đầu tư phải có các cam kết không tính lãi vay trong quá trình triển khai.
UBND TP Hà Nội cũng cho biết đã chuẩn bị 27 dự án với tổng diện tích khoảng 28,5ha (khoảng 19.800 căn hộ) để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo cơ chế trên để đáp ứng quỹ nhà tái định cư còn thiếu từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Theo quy định hiện hành, nhà nước phải trực tiếp đầu tư vốn để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư. Trong đó, trước năm 2016, hình thức đầu tư chủ yếu tại Hà Nội là dùng vốn ngân sách, giao cho các Ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng và ban quản lý dự án các quận huyện làm chủ đầu tư.
Sau khi xây dựng nhà xong, thành phố nghiệm thu và bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành, bán nhà tái định cư cho các hộ và thực hiện duy tu bảo trì. Khi bán cho các hộ dân, thành phố mới xác định giá tiền sử dụng đất phân bổ vào diện tích căn hộ và thu tiền. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cho rằng, với cơ chế này thời gian đầu tư xây dựng kéo dài do khó khăn về vốn ngân sách, các quy định về quản lý, sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư. Chất lượng, tiêu chuẩn nhà tái định cư cũng thấp, không tương xứng với vốn đầu tư.
Cùng với đó, theo thành phố, chất lượng công tác quản lý, vận hành cũng thấp, gây tình trạng xuống cấp, nhanh chóng và khiếu kiện của người dân tái định cư. Trong khi đó, theo cơ quan này, hàng năm ngân sách phải cấp bù lỗ khoảng 43 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội để thực hiện công tác vận hành.
Còn việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thực hiện theo cơ chế thị trường ở thời điểm hoàn thành thường cao hơn giá bán nhà tái định cư theo quy định. Như vậy, khi bán nhà tái định cư phần tiền chênh lệch ngân sách phải bù lỗ, không đảm bảo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, việc mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại để bố trí tái định cư có hạn chế, khó khăn, trong công tác quản lý, vận hành do các căn hộ nằm xen kẽ trong các khu nhà ở thương mại, chi phí quản lý, vận hành cao, không thống nhất.
Trước đó, tại Hà Nội, chủ đầu tư một dự án cũng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư xây dựng xong cách đây hơn 10 năm thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) do không có người đến nhận.
-
Vingroup đầu tư 1.730 tỷ đồng xây tổ hợp bất động sản tại Thanh Hóa -
Hàng loạt tiện ích mới vừa có mặt tại Gamuda Gardens -
TP.HCM ban hành quy định mới về hạn mức đất -
Thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học hơn 200 ha tại Đồng Nai -
Hà Tĩnh: Khởi công dự án phát triển Thành phố loại II -
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Quốc Oai -
Dream Home - Một không gian châu Âu trong lòng Hà Nội
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
5 Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Bộ Xây dựng thúc ACV khẩn trương khắc phục tồn tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 2: Hơn 30 năm di dời nhà, kênh rạch vẫn nghẽn dòng
-
Thủ tướng: Báo chí tăng cường thông tin về những nguy hại của buôn lậu, hàng giả
-
Tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án của Công ty Bách Đạt An ra sao?
-
Volvo Trucks Driver Challenge - Một bước tiến hướng tới giảm phát thải trong ngành vận tải
-
IIJ ra mắt giải pháp Safous Privileged Remote Access
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế