-
Giao thông công cộng và bất động sản: Xu thế TOD đang lên ngôi -
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Quảng Ngãi -
Khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh tiếp tục tìm chủ đầu tư -
Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà Nội -
Khánh Hoà hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay quốc tế sắp mở rộng, khánh thành? -
Ninh Thuận: Gỡ vướng cho Dự án Khu đô thị mới Phủ Hà hơn 641 tỷ đồng -
Rời Thủ đô, nhà đầu tư tìm điểm sáng nơi vùng ven đất vàng
Tổng kho xăng dầu Đức Giang (quận Long Biên) là 1 trong 9 cơ sở nhà, đất phải di dời theo quy hoạch đợt 1. |
Theo quyết định, 9 cơ sở nhà, đất thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm do các Doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời trong vòng 5 năm kể từ khi UBND TP. Hà Nội phê duyệt danh mục.
9 cơ sở nhà, đất phải di dời gồm: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội, Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội Mới (quận Hoàn Kiếm); Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (quận Ba Đình); Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, Công ty TNHH MTV In và TM Thông tấn xã Việt Nam (quận Thanh Xuân); Nhà máy xe lửa Gia Lâm – Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Tổng kho xăng dầu Đức Giang (quận Long Biên); Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (quận Đống Đa); Viện Hóa học công nghệ Việt Nam (quận Bắc Từ Liêm).
Đối với nhà, đất thuộc danh mục phải di dời nêu trên nhưng không thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì cùng các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát danh mục nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch; đề xuất UBND TP. Hà Nội xin ý kiến HĐND TP. Hà Nội xem xét có ý kiến để bổ sung danh mục đảm bảo tiến độ kế hoạch di dời được Thành phố phê duyệt.
Sở Tài chính chủ trì, thực hiện đề xuất việc lập phương án xử lý, hình thức xử lý nhà, đất tại vị trí cũ khi di dời; chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất trên căn cứ báo cáo kê khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Đối với nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh nơi có cơ sở nhà, đất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành), UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các cơ quan thuộc Bộ rà soát lập danh mục theo quy định.
Ngay say đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3985/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 23/1/2015, của Thủ tướng Chính phủ và xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017, và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021, của Chính phủ (Ban Chỉ đạo).
Theo quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 14 thành viên, do ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội làm Trưởng Ban; ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng Ban Thường trực.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND TP. Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành Hà Nội;
Đề xuất cơ chế chính sách phù họp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời và phương án sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công; Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5270/QĐ-UBND, ngày 16/12/2021, của UBND TP. Hà Nội.
-
Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà Nội -
Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng đầu tiên Masteri Grand View tại The Global City -
Khánh Hoà hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay quốc tế sắp mở rộng, khánh thành? -
Ninh Thuận: Gỡ vướng cho Dự án Khu đô thị mới Phủ Hà hơn 641 tỷ đồng
-
Rời Thủ đô, nhà đầu tư tìm điểm sáng nơi vùng ven đất vàng -
Lagoon Residences chinh phục nhà đầu tư đang tìm kiếm quỹ đất ven vịnh đắt giá -
Khởi động siêu đô thị biển CaraWorld -
Nghệ An: Hơn 500 tỷ đồng đầu tư Khu nhà ở tại thị xã Cửa Lò -
Thừa Thiên Huế chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị sinh thái 4.316 tỷ đồng -
Chọn nhà cho con, chọn Masteri Centre Point -
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
-
Xả thải ra môi trường có chỉ số vượt 480 lần: Bệnh viện xin giảm nhẹ mức phạt -
Bà Trương Mỹ Lan xin được nhận lại nhiều bất động sản "của gia đình" -
TP.HCM: Kiến nghị sửa quy định để tránh vỡ hụi dây chuyền gây hậu quả lớn -
Chưa xác định nguyên nhân nước thải tại Khu công nghiệp Thành Hải có thông số vượt ngưỡng
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu