
-
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
Trao đổi với phóng viên những cơ chế, chính sách gỡ vướng cho thị trường bất động sản Việt Nam 2023, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã vào cuộc một cách quyết liệt và mạnh mẽ. Điều này đang hé ra những điểm sáng nhất định, còn thực hiện được hay không thì còn phải chờ thời thêm thời gian.
Đơn cử việc giải ngân cho đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công sẽ không tác động tới từng dự án bất động sản, nhưng lại “bơm máu” cho nền kinh tế, từ đó có thể giúp tăng nhu cầu trên thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, còn có những chính sách tác động trực tiếp tới bất động sản. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng vào thời điểm cuối năm 2022, kèm theo đó là bộ tiêu chí để chọn lọc chứ không phải phân khúc nào cũng được ưu tiên.
![]() |
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng. |
Hay như gần đây, sau những cuộc gặp gỡ và thảo luận, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều kế hoạch khá là mạnh mẽ. Gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội là một ví dụ điển hình. Mặc dù, đây là “điểm sáng” trong tương lai, nhưng lại đang là một niềm tin và hy vọng rất lớn của chính sách.
Tiếp đến là việc sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp. Nếu Nghị định được sửa đổi thì sẽ tháo gỡ vướng mắc rất lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản. Bởi hiện nay, các chủ đầu tư đang gặp 2 vướng mắc lớn, thứ nhất là không thể tiếp tục xử lý các dự án của mình để đưa ra thị trường. Thứ hai là sắp đến thời gian đáo hạn tới nơi rồi mà hàng chục nghìn tỷ đồng vẫn “nằm bất động” thì rất là rủi ro.
Như vậy, có thể thấy, việc sửa đổi Nghị định 65 sẽ giúp cho các nhà đầu tư bất động sản tháo được khó khăn giống như “quả bom” là một cố gắng rất lớn của Chính phủ.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Nghị định 65 vừa mới được ban hành nên không dễ gì để làm lại, trước đó là chưa có tiền lệ. Nhưng trong thời điểm hiện nay cho thấy Chính phủ đã hành động đúng tình thế chứ không phải làm theo những nguyên tắc cứng nhắc.
“Khi gặp tình huống bất thường thì Chính phủ đã có những giải pháp khác thường. Điều này có thể coi là điểm sáng rất rõ ràng cho thị trường bất động sản”, ông Thiên nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, bên cạnh sự quyết tâm thì vẫn còn những trói buộc rất lớn về thể chế như thủ tục, quy trình… điều này cũng gây ra rất nhiều rủi ro. Mặc dù những vấn đề này đã được đặt ra để tìm cách giải quyết nhưng chắc là không phải trong ngày một, ngày hai là xong.
Theo ông Thiên, để xử lý các vấn đề của thị trường bất động sản một cách căn cơ thì phải giải quyết nhiều vấn đề lớn khác. Còn trong thời điểm hiện nay, chuyện tháo gỡ chỉ mang tính tình thế.
Đơn cử, cấu trúc nền kinh tế hiện nay đang lệch hết vào bất động sản, nguồn lực cho các khu vực khác không thấy đâu. Nguyên do là từ định hướng khuyến khích đầu tư dẫn dắt dòng vốn bị sai. Không thể trách doanh nghiệp được, bởi doanh nghiệp thấy chỗ nào tốt thì sẽ nhảy vào. Vì vậy, phải sửa những khuyến khích này, nếu không sẽ làm cho nguồn lực xã hội bị hút vào chỗ mất cân đối.
“Thủ tướng nói là nếu mà không có đầu tư sản xuất, không có tạo việc làm, không có thu nhập, không có người lao động… thì làm sao mà bán được nhà…”, ông Thiên nói và cho biết thêm, lâu nay, dòng tiền cứ chảy vào phân khúc bất động sản cao cấp. Chủ yếu là các nhà đầu tư mua đi bán lại với nhau, hay nói cách khác là đầu cơ. Khi bị ách tắc về dòng tiền thì lập tức bị tắc nghẽn. Điều này không chỉ gây lãng phí cho nền kinh tế mà còn gây rủi ro về nợ xấu.
Chính vì vậy, những chuyện gì cấp bách để tránh sự sụp đổ của thị trường bất động sản thì cần phải thực hiện ngay. Bởi đây không chỉ là giải quyết vấn đề cho bất động sản, mà là giải quyết những rủi ro cho cả nền kinh tế.
“Phải thực hiện trên tinh thần là cứu bất động sản là cứu một động lực của nền kinh tế, đồng thời sẽ giúp cho nền kinh tế tránh một rủi ro rất lớn. Đang trong lúc khó khăn thì càng phải đoàn kết, đồng thuận… đây mới là cách hành động tốt nhất để giải quyết vấn đề”, PGS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ.
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới