Giải quyết các vướng mắc bằng Luật quy hoạch
- 07/03/2015 11:23
 
Theo Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp cho ý kiến về định hướng xây dựng dự án Luật quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật này.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy góp ý Luật Quy hoạch
Tư duy nhiệm kỳ chi phối công tác quy hoạch
Nên đưa nội dung quy hoạch ra khỏi Luật Xây dựng
Quy hoạch kém vì “tự viết văn, tự chấm điểm”
Cần bãi bỏ các nội dung về lựa chọn nhà thầu

 

Luật Quy hoạch
Nghiên cứu Luật Quy hoạch gắn kết đồng bộ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp tỉnh với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị...

Cụ thể, cần làm rõ sự cần thiết của Dự án luật với vai trò tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất để quản lý các loại quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, đồng bộ, hiệu quả của các loại quy hoạch; nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện các loại quy hoạch, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với các chủ trương, chính sách, các chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu, chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để áp dụng đối với nước ta.

Trên cơ sở đó, xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án luật, xác định các vấn đề thực sự cần thiết điều chỉnh bằng luật, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy quản lý, bảo đảm tính khả thi của dự án luật trong quá trình triển khai, thực hiện.

Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, nghiên cứu, đánh giá toàn diện về quy hoạch tổng thể quốc gia trong mối quan hệ với các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; qua đó, làm rõ sự cần thiết và tính khả thi của quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quốc gia; giải quyết các vướng mắc trong công tác quy hoạch ở tầm quốc gia có tính chất liên ngành, liên vùng.

Nghiên cứu quản lý quy hoạch theo các vùng kinh tế - xã hội; bảo đảm vai trò điều phối, quản lý thống nhất và tập trung của Chính phủ đối với các vùng trong cả nước; giải quyết hiệu quả, đồng bộ các vấn đề quy hoạch phát triển, phát huy nguồn lực trong nội bộ vùng; tăng cường liên kết vùng; gắn kết đồng bộ quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

Nghiên cứu theo hướng cụ thể hóa, triển khai quy hoạch vùng; quy hoạch tổng thể cấp tỉnh bao quát chung định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến cấp huyện, xã; gắn kết đồng bộ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp tỉnh với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành, lĩnh vực hạ tầng trọng yếu như: xây dựng, giao thông; đánh giá sự cần thiết quy định quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp huyện, xã.

Về quy hoạch ngành, sản phẩm, chỉ quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng như quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị hay ngành, lĩnh vực sử dụng tài nguyên như: đất, nước, rừng, khoáng sản và các lĩnh vực hạ tầng xã hội trọng yếu.

Riêng đối với quy hoạch không gian như quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị, nông thôn cần thiết phải có quy hoạch để quản lý đến cấp xã.

Không lập quy hoạch đối với sản phẩm, ngành nghề cụ thể; thực hiện quản lý, phát triển các sản phẩm, ngành nghề thông qua các chương trình, đề án, dự án phù hợp với các điều kiện của thị trường.

Trong thời gian Luật này chưa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện các loại quy hoạch; xem xét đầy đủ sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch, lập quy hoạch mới; kịp thời giải quyết, tháo gỡ các vấn đề bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

-->
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản