-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Thời gian kéo dài
Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có cả ngàn dự án treo, trong đó có nhiều dự án treo hàng chục năm. Riêng tại Hà Nội, thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cho thấy, trên địa bàn Thành phố đang có 383 dự án chậm triển khai, để hoang hoá. Một trong những nguyên nhân cơ bản liên quan đến khâu giải phóng mặt bằng.
Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản lớn cho biết, tập đoàn đang vướng mắc một dự án triển khai tại huyện Đông Anh. Được phê duyệt chủ trương đầu tư từ khá lâu, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa thể triển khai được do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khi người dân không đồng thuận. Nhà đầu tư không thể tự làm được nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương. So với bảng giá đất quy định của Thành phố, giá đất đền bù của người dân cao gấp nhiều lần, tuy nhiên, việc thỏa thuận vẫn không hề dễ dàng.
Để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương |
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, kết quả thu hồi đất trên địa bàn Thành phố đến ngày 30/9/2019 là trên 1.200 dự án với diện tích gần 4.200 ha, đạt 56%; ước đến ngày 31/12/2019, trên 1.500 dự án với diện tích trên 5.000 ha, đạt trên 67% kế hoạch thu hồi đất năm 2019 theo Nghị quyết số 11/NQ - HĐND ngày 4/12/2018 và Nghị quyết số 10/NQ - HĐND ngày 8/7/2019 của HĐND TP. Hà Nội.
Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, các dự án đủ hồ sơ pháp lý đã được thẩm định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định; kết quả thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, để tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của địa phương.
Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân trông chờ vào việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, nên không hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát, kiểm đếm lập phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án bị đình trệ |
Theo Điều 86, Luật Đất đai năm 2013 và Điều 35, Luật Nhà ở năm 2014, việc thu hồi đất ở chỉ thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư. Cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường phải thông báo phương án tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi, trong đó nêu rõ địa điểm, quy mô, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà ở phục vụ tái định cư để hộ dân lựa chọn hoặc nhận nhà để tái định cư hoặc nhận tiền để tự lo nơi ở mới.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ lúc lập dự án cho đến khi kết thúc việc di dời thường kéo dài từ 2 - 3 năm, thậm chí hàng chục năm tùy theo tính chất, quy mô thu hồi đất và số lượng gia đình, cá nhân di dời, nên quỹ nhà tái định cư phải tồn tại trong suốt thời gian này.
Doanh nghiệp thiệt hại
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dự án bị chậm triển khai sẽ dẫn đến tình trạng không nộp được tiền sử dụng đất và không có mặt bằng sạch để thi công. Quá trình giải phóng mặt bằng thường có nhiều khoản chi phí phát sinh như giá đất tăng, các loại thuế, các khoản dự phòng và có thể kéo dài trong nhiều năm chưa dứt.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặc dù các quy định về mức bồi thường, hỗ trợ đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và địa phương, nhưng không ít hộ dân có những đòi hỏi vượt quá mức quy định chung. Khi chủ đầu tư không đồng ý thì họ không chịu di dời, gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cả chủ đầu tư và những hộ dân khác.
"Các khoản đầu tư đã đổ vào dự án không phải là con số nhỏ, có khi lên tới cả trăm, cả ngàn tỷ đồng. Vì vậy, việc chậm giải phóng mặt bằng sẽ gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí, đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh và mất cơ hội đón thời điểm thuận lợi của thị trường", ông Nam chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Kosy nhìn nhận, việc giải phóng mặt bằng hiện nay đối với các dự án bất động sản là theo cơ chế nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất. Đây là cơ chế hợp lòng dân, đền bù sát với giá thị trường, ít xảy ra khiếu kiện, khiếu nại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần có thêm sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tuyên truyền để giải thích rõ những chủ trương chính sách và hành động của chính quyền.
Trên thực tế, có không ít dự án hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khi tiến hành đền bù gặp phải rất nhiều trở ngại do không thỏa thuận được với một bộ phận nhỏ người dân, nên dự án kéo dài, chậm tiến độ, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Do đó, cần chính quyền tuyên truyền, giúp người dân có đất trong phạm vi chỉ giới thu hồi nhận thức rằng, không phải cứ muốn giá nào là được đáp ứng giá đó.
"Đối với việc giải phóng mặt bằng khi dự án đền bù đạt tối thiểu 70%, thì 30% còn lại nếu không chấp nhận đề bù, thì có thể giải quyết theo 2 phương án: Nhà nước can thiệp để tiến hành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư, hoặc cho phép nhà đầu tư được khởi kiện ra tòa để tiến hành giải phóng mặt bằng", ông Cường kiến nghị.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đối với các dự án đã bồi thường, giải phóng mặt bằng dở dang, trước hết là các dự án đã giải phóng từ 80% diện tích trở lên, thì nên thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với phần diện tích đất dự án còn lại để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện bồi thường, đảm bảo yêu cầu bồi thường thỏa đáng, phù hợp giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, thực hiện quyền tái định cư của người có đất bị thu hồi, đảm bảo lợi ích công cộng.
Đồng thời, cần phát huy vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất (Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường) thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo lập quỹ đất phục vụ đầu tư phát triển. Sau đó, tổ chức đấu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư. Chênh lệch địa tô nộp vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng.
-
Lễ tri ân khách hàng lần 2 dự án The Emerald và mở bán dự án Iris Garden -
Nhà phố thương mại của Vingroup: Thành công do đâu? -
Chiêm ngưỡng biệt thự Đông Dương "chất lừ" giữa lòng Hà Nội -
The Monaco: "Phân khu đế vương" tại Vinhomes Imperia Hải Phòng -
Biệt thự Avenue Vân Trì có giá hơn 2,6 triệu USD/căn -
Khách hàng đầu tiên sở hữu gói dịch vụ nghỉ dưỡng Flamingo 100 triệu đồng -
Dự án 6th Element "chào sàn" với giá từ 34 triệu đồng/m2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025