-
Nhà ở xã hội, nhưng giá như nhà thương mại -
Hà Nội áp dụng quy định mới về tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất từ ngày 1/11/2024 -
Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm -
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu 7 kiến nghị phát triển thị trường bất động sản -
Cơ hội để thị trường bất động sản Huế chuyển mình -
TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2
Mới đây, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức họp báo với chủ đề “Thực hư chuyện môi giới bất động sản đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường”. Theo đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS đã khẳng định, môi giới viên địa ốc không phải là nguyên nhân chính khiến giá nhà bị đẩy lên trong thời gian qua.
“Quyết định giá bán bất động sản là quyền của chủ đầu tư, nhà phát triển. Môi giới viên không được phép tham gia. Họ được tiếp cận bảng giá của chủ đầu tư gần như cùng lúc với khách hàng/nhà đầu tư”, phía VAR nhận định.
Các môi giới viên cũng mong muốn giá nhà "hạ nhiệt" để sớm chốt được giao dịch. Ảnh: Dũng Minh |
Thậm chí, ông Đính còn nhấn mạnh rằng, giá nhà ở càng cao, môi giới viên càng gặp khó khăn trong việc bán hàng. Hơn ai hết, các môi giới chính là người mong muốn giá bán bất động sản ở mức phù hợp nhất. Có như vậy, việc bán hàng mới trở nên thuận lợi, người làm nghề môi giới mới có cơ hội nhận hoa hồng.
“Vì thực tế, để có thể tiếp cận với khách hàng/nhà đầu tư, sàn giao dịch/môi giới bất động sản cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí chạy PR, marketing. Nếu giá bán nhà quá cao, vượt quá khả năng tài chính của nhiều người, sức hấp dẫn của sản phẩm sẽ bị giảm sút, khả năng chốt khách sẽ khó khăn hơn”, VAR kết luận tại buổi họp báo.
Chia sẻ một cách thẳng thắn, hội cho biết, các môi giới “sống dựa vào hoa hồng”. Họ thà chấp nhận hoa hồng thấp, nhưng đều đặn để duy trì cuộc sống, còn hơn cả năm theo đuổi một “deal to” mà luôn trong tình trạng “hên xui”.
Theo ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes khẳng định, xu hướng tăng giá bất động sản là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giá tăng trưởng mạnh trong thời gian rất ngắn là điều bất bình thường. Việc quy chụp hoàn toàn nguyên nhân do môi giới viên là bất hợp lý.
“Hơn thế nữa, môi giới bất động sản là đối tượng không mong muốn giá nhà tăng nhất. Bởi khi chủ đầu tư bán giá cao, cơ hội chốt khách sẽ khó khăn hơn, môi giới sẽ vất vả hơn, nhưng thực tế phần phí cho môi giới họ nhận về vẫn không thay đổi”, ông Chung bình luận.
Dưới góc nhìn của bà Hồ Thị Thu Mai, Giám đốc Nhà ở ngay, do nhu cầu về nhà ở không được thị trường sơ cấp đáp ứng nên giá nhà ở thứ cấp đã đồng loạt tăng lên. Phía chủ đầu tư dự án sơ cấp lại căn cứ vào mức giá thứ cấp và nhu cầu mua nhà để ở của người dân để xác định giá bán. Do đó, giá nhà sơ cấp cũng vì vậy mà tăng lên.
-
Công trường nhộn nhịp trở lại, hàng ngàn sản phẩm bất động sản của Novaland được bàn giao -
Cư dân Happy One Central hào hứng chào đón cụm tiện ích giải trí mới -
Dự án “hàng hiếm” tại Linh Đàm: Thiết kế vượt trội mê mẩn khách ở thực -
Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng 7/2025 -
BIM Group khánh thành khách sạn thương hiệu quốc tế thứ hai tại Thủ đô Viêng Chăn -
Vinhomes Golden Avenue động thổ tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng - vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền Bắc -
Cần Thơ triển khai xây dựng thêm 4 dự án nhà ở xã hội
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững