-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Khi người mua nhà bất lực trước thị trường
Được thành lập vào tháng 4/2024, chỉ sau hơn 4 tháng hoạt động, một nhóm Facebook có tên “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã thu hút hơn 59.000 người tham gia.
Các bài đăng trong nhóm phần lớn là những chia sẻ, bình luận, phân tích về câu chuyện giá bất động sản Thủ đô tăng vọt. Dưới mỗi bài đăng đều có hàng trăm lượt tương tác, thậm chí lên tới hàng nghìn.
Hình ảnh được thành viên T.D chia sẻ trong nhóm. |
Ví dụ như bài đăng của một người dùng có tên T.D, nhân vật này đã đối chiếu thông tin rao bán của môi giới về một căn hộ chung cư tại quận Nam Từ Liêm. Cụ thể, vào sáng ngày 5/8, môi giới viên chào bán nhà với giá 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, một môi giới khác đã rao thành 3,5 tỷ đồng.
Bài đăng trên đã thu về gần 800 lượt thích và 258 lượt bình luận. Phía dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ thêm về hành trình mua nhà chật vật của mình, khi phải bất lực chứng kiến giá nhà bị “thổi" một cách phi lý.
“Sau một thời gian vô cùng mệt mỏi vì tìm mua nhà ở Hà Nội đầu năm 2024, tôi đã quyết định dừng lại và không quan tâm nữa. Không phải không muốn mua nhưng giá nhà đất, chung cư cứ tăng theo ngày, với mức không tưởng, tăng đến 30 - 50% trong vòng 6 tháng”, người thành lập nhóm “kêu gọi" dừng mua nhà Hà Nội chia sẻ.
Theo quan điểm của nhân vật này, người mua nhà chỉ có một mong muốn là được sở hữu bất động sản đúng với giá trị thật. Do đó, chủ nhóm đã quyết định lập ra một cộng đồng để những người có cùng quan điểm “động viên, chia sẻ thông tin, trải nghiệm và kinh nghiệm để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tìm mua nhà Hà Nội”.
“Đây là cộng đồng của người tìm mua nhà, thành viên ở đây là những người đồng quan điểm rằng, mức giá hiện tại không hợp lý và nên tạm thời dừng mua”, chủ nhóm nhấn mạnh.
Mặc dù nhiều bài đăng trong nhóm thể hiện thái độ tiêu cực với môi giới viên nhưng người thành lập nhóm khẳng định, bản thân rất đồng cảm với những người làm công việc này và sẵn sàng trả hoa hồng cho những người làm việc tận tâm.
“Nhiều bạn môi giới có tâm, gửi thông tin và trao đổi hòa nhã, tôi vẫn rất quý. Tuy nhiên, các chiêu trò tìm khách, rao sai thông tin nhà hoặc coi thường khách hàng thì tôi không hoan nghênh được. Nếu môi giới tốt, tôi vẫn sẵn sàng đặt niềm tin”, chủ nhóm chia sẻ.
Giá nhà vẫn liên tục neo cao
Riêng trong tuần qua, nhóm “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã có thêm 6.000 người tham gia. Con số này vẫn đang không ngừng gia tăng và tỷ lệ thuận với đà tăng của giá bất động sản Thủ đô.
Theo báo cáo thị trường quý II/2024 của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng trung bình khoảng 5 - 6,5% so với quý trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này không chỉ xuất hiện ở những dự án mới mở bán mà còn xảy ra tại nhiều căn hộ cũ.
Ví dụ như giá căn hộ tại khu đô thị Royal City (Thanh Xuân) đã tăng 33% so với năm ngoái. The Pride (Hà Đông) cũng tăng tới 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico (Nam Từ Liêm) tăng tới 32%; Vinhomes West Point (Cầu Giấy) tăng 28%.
Một số dự án cũ hơn như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy), giá chung cư cũng đã tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cũng tăng tới 20%…
Để tìm kiếm những căn hộ có giá bán tăng chậm hơn, người mua sẽ phải di chuyển đến các khu vực xa trung tâm như dự án Bình Minh Garden Đức Giang (Long Biên); Le Grand Jardin Sài Đồng (Long Biên)... Tuy nhiên, giá bán căn hộ tại các dự án này cũng không dưới 3 tỷ đồng.
Trước đà tăng giá “phi mã" như trên, Nghị định 96/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8, đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải đề xuất các biện pháp điều tiết, khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các thay đổi ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng đã nêu rõ các biện pháp mà Nhà nước sẽ thực hiện để điều tiết thị trường bất động sản. Những biện pháp có thể kể đến như điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh nguồn cung, cơ cấu thị trường; hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh các loại hình bất động sản được cần hỗ trợ, ưu tiên phát triển…
-
Bất động sản nhà ở riêng lẻ, đất nền của các dự án chiếm tồn kho lớn -
Đã giải ngân 1.234 tỷ đồng trong gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội, chủ yếu cho chủ đầu tư -
“Mức giá 100 triệu đồng/m2 cho một lô đất đấu giá tại Thanh Oai là không thỏa đáng” -
Phân khúc đất nông nghiệp vẫn im hơi lặng tiếng -
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 -
Hải Phòng thông tin giá bán, điều kiện, trình tự thủ tục mua nhà ở xã hội -
Nhà đầu tư “toát mồ hôi” vì giá đất nền Hà Nội
-
1 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
2 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
3 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12
- Trao quyền cho phụ nữ trong ngành may mặc: RISE hỗ trợ 400.000 lao động về quyền lợi và kỹ năng sống
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Liên danh Macrogen trúng thầu Dự án dữ liệu lớn sinh học quốc gia Hàn Quốc
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông