
-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029
-
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương
-
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam"
-
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
![]() |
1.
Tất cả chúng ta đang ở giai đoạn kỳ lạ nhất trong cuộc đời con người, khi bệnh dịch tràn tới với bao nhiêu sự hoảng sợ, lo lắng. Cả thế giới ít hoạt động, thậm chí tầng ozon còn được tự vá lành, khi các nhà máy không thải khí độc. Báo chí đưa tin có nhóm nhà du hành vũ trụ quay trở về trái đất sau 200 ngày, tự nhiên thấy 1 cảnh tượng “đứng im” kỳ lạ của toàn bộ trái đất. “Stay at home” là câu nói cửa miệng của tất cả mọi người.
Ở trong hoàn cảnh đặc biệt này, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, có lẽ là những người sống nhờ vỉa hè. Gánh hàng rong, vé số dạo, đánh giày và các công việc dịch vụ khác. Họ có thể là những người nghèo khó sống tại địa phương, có thể là những người nông dân bỏ quê vào phố để kiếm kế sinh nhai. Khi dịch bệnh ập tới, người ta không hình dung được sẽ kéo dài tới vài tháng như hiện nay. Xe đò không có để về quê, tiền bạc dành dụm không đủ để sống qua ngày, thậm chí cũng không có nơi chốn để tá túc.
Trong 1 clip ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đưa lên trên Fanpage cá nhân, vào dịp tết nguyên đán vừa qua, anh cùng người bạn thân đi tặng lì xì cho những người sống ngoài vỉa hè, mới thấy rất nhiều mảnh đời đa dạng.
Nhà không có, việc thì không, bệnh tật lại mang nặng trên người. Và lẽ ra, người ta có thể túc tắc kiếm sống bằng những công việc tay chân khác, đủ để có 2 bữa cơm chính, nếu xã hội vẫn vận hành bình thường. Nhưng, giờ thì không thể. Thậm chí, xin ăn cũng không thể. Bởi vì số lượng người di chuyển ngoài đường quá vắng. Vì vậy mà đã có một cuộc sống ngoài vỉa hè khác hơn, ngay tại đô thị hào hoa.
Nếu theo dõi trên nhiều diễn đàn từ thiện, các bạn sẽ để ý có rất nhiều nhóm hoạt động tự phát và riêng lẻ nhưng rất hiệu quả. Cô bạn tôi, 1 người kinh doanh tự do có chút tiền dư, thường xuyên đi góp quỹ để làm từ thiện. Ngày nào cũng thấy cô nhắn đi góp gạo cho cây ATM gạo chỗ này, đi phát cơm ở góc đường chỗ khác.
Rồi chỗ này dư, thì lại tất bật chuyển sang chỗ thiếu hơn. Những nơi nào có người cần giúp đỡ ngoài vỉa hè, các bạn nhắn cho nhau trên diễn đàn rất nhanh chóng. Những câu chuyện tôi được coi, được chứng kiến mà không cầm được nước mắt. Cảm giác bớt cô đơn, lạc lõng đi nhiều lắm khi bản thân cũng là người tha hương. Nếu như bạn đã “sểnh nhà ra thất nghiệp” mà có nhiều người chung tay giúp đỡ, bạn sẽ thấy ấm lòng đến thế nào.
2.
Tôi viết trên chuyên mục Trà dư tửu hậu này đã kha khá năm. Các câu chuyện luôn xoay quanh nơi ăn chốn ở của nhiều mảnh đời, nhưng chủ yếu dành cho người có chút tiền dư dả. Lần đầu tiên, viết về việc không nhà, mà lại ở trong hoàn cảnh dịch bệnh ngặt nghèo, quả là trải nghiệm cảm xúc cũng thật kỳ lạ.
Khi anh bạn nhắn tin vừa thấy ngoài đường có người ăn xin, mà theo anh là “không chuyên nghiệp”, tôi nhớ đến thầy giáo châu Âu dạy tiếng Anh đứng ngoài đường cầm biển xin tiền vì đã không thể đủ tiền chi trả trong tháng. Thầy mang khẩu trang nên mới đủ tự tin để thực hiện hành động lần đầu tiên đi “ăn xin” trong cuộc đời. Rất nhiều người Việt đã chung tay để giúp thầy. Và thầy giáo cũng vô cùng tự trọng khi chỉ xin đủ tiền chi trả cho cuộc sống tối thiểu gần nhất.
Và khi anh bạn lại nhắn, cho biết người ăn xin không chuyên nghiệp kia, vốn là làm công việc rửa bát thuê cho 1 quán ăn lề đường. Dịch bệnh tới, việc không còn, cơm không có ăn, tiền không đủ dự trữ. Vậy là phải đi xin.
Anh bạn tôi cho tiền, dặn khi nào có xe đò thì nên về quê 1 thời gian rồi hẵng quay trở lại kiếm sống ở Sài Gòn. Không ai biết khi nào mọi thứ trở lại bình thường nhất. Khó ai khẳng định được điều gì trong tương lai. Quê nhà là nơi dưỡng thương cho bất cứ người con nào đi xa trở về. Tới lúc nào thuận lợi, thì lại đi tha hương kiếm ăn.
Thời này, chỉ mong xin đừng ai trách nhau, đừng ai quá khắc nghiệt với nhau, để bụng no đỡ khát. Rồi sau khi dịch bệnh kết thúc, thì sẽ tập trung lao động gấp nhiều lần hơn nữa, bù lại cho những tháng ngày đã qua.
Vậy nên, tiếc nhau chi mà không rộng lượng, dù chỉ là lời nói…
-
Bất động sản phía Nam: Tỷ lệ tiêu thụ thấp nhưng giá vẫn tăng -
Huyện Mê Linh thu về 122,6 tỷ đồng chỉ sau một phiên đấu giá đất -
Giải phóng nguồn lực đất đai, tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản -
Hà Nội: Chung cư mới tiếp tục tăng giá, chung cư cũ dần chững lại -
Chuyên gia CBRE: Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “đón đầu” quy hoạch -
Đất đấu giá huyện Ứng Hòa “đắt khách”, giá trúng cao nhất 52,9 triệu đồng/m2 -
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép
-
Hisense giới thiệu các giải pháp nhà thông minh tích hợp AI tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
Thales cung cấp hệ thống bảo mật thẻ ngân hàng của Prime Factors
-
StarHub nhận chứng nhận và chứng chỉ chuyên môn mới của Cisco