-
Bất động sản công nghiệp 2025: Cơ hội cho khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ -
Bình Dương: Thêm 3 dự án bất động sản được “gỡ vướng” tiền sử dụng đất -
Giá nhà khó giảm trong năm 2025 -
Nhận diện tọa độ đầu tư bất động sản năm 2025 -
Quảng Ngãi sẽ ban hành chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nhà ở xã hội -
Bất động sản công nghiệp 2025: Nhà xưởng xây sẵn chiếm lĩnh thị trường -
Cần tạo dựng "lối sống xanh" ở các khu đô thị ngay từ bây giờ
Doanh nghiệp xếp hàng chờ “giải cứu”
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2024 là một năm đầy kỳ vọng của doanh nghiệp địa ốc đang có các dự án bị vướng mắc về pháp lý cần được “giải cứu”, khi Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo và các Tổ Công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của một số địa phương, trong đó có Tổ công tác của UBND TP.HCM phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản đang bị vướng pháp lý.
Dự án Metro Star được thông báo "giải cứu" trong năm 2024. |
Điển hình là trong 10 tháng năm 2024, Tổ Công tác 1435 của Thủ tướng Chính phủ đã chuyển đến TP.HCM 64 dự án để được xem xét giải quyết, và Tổ Công tác chuyên đề của UBND Thành phố đã họp 10 cuộc họp xem xét giải quyết cho 34 dự án, trong đó có 8 dự án đã được giải quyết.
8 dự án được giải quyết pháp lý gồm: Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát; Xây dựng khu nhà ở xã hội của Công ty cổ phần VTHouse và Công ty cổ phần Tân Giao; dự án của Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam; Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty cổ phần Đầu tư Metro Star; Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (tên thương mại là Celadon City - điều chỉnh tiến độ) của Công ty cổ phần Gamuda Land; Khu đất diện tích hơn 11.000 m2 tại huyện Hóc Môn của Công ty cổ phần Western Sài Gòn; Dự án khu nhà ở cao tầng Sông Đà - Thăng Long, quận 7 của Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons; Khu giáo dục quận Bình Thạnh của Công ty Trí Tuệ.
Tuy nhiên, hiện TP.HCM còn lại 26 dự án có vướng mắc đang được các Sở, ngành và TP. Thủ Đức tiếp tục xử lý theo quy định. Đặc biệt, vẫn còn hơn 100 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị “vướng mắc pháp lý” trên địa bàn thành phố chưa được giải quyết.
Trong đó, nhiều chủ đầu tư cho biết đang lâm vào cảnh phải dừng hoạt động và đứng trước nguy cơ “phá sản” vì các dự án chưa thể được “giải cứu”, bởi các doanh nghiệp đã rót hàng hàng tỷ đồng vào những dự án này.
Đơn cử như Công ty TNHH Gotec Việt Nam, chủ một dự án căn hộ cao cấp tại quận 7 hiện đã phải sa thải hầu hết nhân viên và hoạt động ngày 2 buổi. Công ty cho biết, tháng 5/2021, Sở Xây dựng TP.HCM đã cấp giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp để xây dựng giai đoạn 1 của dự án, với quy mô 2 tầng hầm và 1 tầng nổi. Tuy nhiên, sau đó dự án bị thu hồi giấy phép xây dựng khi doanh nghiệp đã xây dựng xong phần hầm móng. Dự án bị thu hồi giấy phép xây dựng là do sau khi TP.HCM rà soát pháp lý chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng dự án của Công ty cổ phần Cảng Rau Quả (đơn vị trước đây đã chuyển nhượng quỹ đất này cho Công ty Gotec Việt Nam).
Đại diện Công ty này cho biết, tới nay doanh nghiệp đang đứng trước vô vàn khó khăn. Hiện nay doanh nghiệp đã thiệt hại khoảng 1.052 tỷ đồng về doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, sau nhiều năm cầu cứu thì tới nay dự án vẫn “bất động”.
Hay như Tập đoàn Novaland với dự án 32 ha tại TP. Thủ Đức. Dự án này Novaland đã xây dựng xong phần móng hầm chung cư, tuy nhiên phải dừng thi công từ những năm 2017, và từ năm 2019 tới nay, phía Novaland liên tục xin được “giải cứu” dự án nhưng vẫn bất thành. Không chỉ dự án này, hiện nay Novaland còn hàng chục dự án khác cũng đang chờ được "giải cứu".
Công ty Phúc Khang cũng là một doanh nghiệp ngày ngày ngóng chờ giải cứu 2 dự án chung cư tại quận Tân Phú và TP. Thủ Đức, trong đó dự án Tân Phú đã 7 năm nay xếp hàng xin được "giải cứu" nhưng vẫn chưa tới lượt, còn dự án tại TP. Thủ Đức cũng đã 5 năm nay đợi được "giải cứu".
Cũng chờ đợi được giải cứu dù đã xây dựng xong phầm hầm móng dự án, liên doanh của TTC Land và Vietcomreal vẫn chưa thể được "giải cứu" dự án Charmington Iris. Được biết, năm 2020 dự án này bị thu hồi giấy phép xây dựng sau khi TP.HCM rà soát việc chuyển nhượng quỹ đất dự án này từ Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty TNHH Malaya Việt Nam (MVG), bởi khi đó quỹ đất này là Nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh phục vụ sản xuất…
Nhiều vấn đề cần được giải quyết trong năm 2025
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, theo số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2015-2023 TP.HCM có 138 dự án nhà ở thương mại được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, nhưng trên thực tế chỉ có 52 dự án đang triển khai thực hiện có quy mô sử dụng đất là 3.425.817,5 m2 (342,58 ha) với 41.637 căn nhà, gồm 35.556 căn hộ và 6.081 nhà thấp tầng.
Bên cạnh đó, có đến 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng thi công hoặc chưa thi công, đây là các dự án bị vướng mắc về pháp lý, chờ được giải cứu, tuy nhiên vì đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nên được xếp vào diện dự án “tồn kho”.
Cụ thể hơn, theo ông Châu, hiện TP.HCM có 30 dự án đã ngưng thi công có quy mô sử dụng đất lên đến 2.103.082,4 m2 (210,30 ha) với 21.676 căn nhà, gồm 18.826 căn hộ và 2.850 nhà thấp tầng. Có đến 56 dự án chưa thi công có quy mô sử dụng đất là 7.540.800,4 m2 (754,08 ha) với 32.375 căn nhà, gồm 28.160 căn hộ và 4.215 nhà thấp tầng. Trong số 56 dự án chưa thi công, có dự án vẫn còn đang giải phóng mặt bằng chưa xong là Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu Trung tâm dân cư Tân Tạo - Khu A, quận Bình Tân có quy mô diện tích đất rất lớn lên đến 329,96 ha.
“86 dự án tồn kho do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do vướng mắc pháp lý, mà hiện nay với hệ thống các luật, văn bản dưới luật vừa ban hành sẽ cơ bản được giải quyết trong thời gian tới. Nhưng việc có đến 86 dự án 'tồn kho' trong giai đoạn 2015-2023 đã dẫn đến các hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế”, ông Châu nói.
Cụ thể hơn về các vấn đề tiêu cực mà các dự án này đang gây ra, ông Châu cho biết, với tổng quy mô sử dụng đất lên đến 964,38 ha của 86 dự án “tồn kho” dẫn đến tình trạng cực kỳ lãng phí nguồn lực đất đai, bởi đã vi phạm nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả của Luật Đất đai.
Ngoài ra, với tổng số nhà ở của 86 dự án “tồn kho” lên đến 54.051 căn, gồm 46.986 căn hộ và 7.065 nhà thấp tầng làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và tình trạng mất cân đối sản phẩm nhà ở, dẫn đến tình trạng lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở bình dân và là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá nhà tăng liên tục trong nhiều năm qua, vượt quá sức mua của người thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội.
Đồng thời, tổng số 86 dự án “tồn kho” dẫn đến hệ quả là có đến 86 chủ đầu tư rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bị mất cơ hội kinh doanh, bị chôn vốn mà nguồn lực của doanh nghiệp cũng là nguồn lực của nền kinh tế, của xã hội.
“Do vậy, Hiệp hội đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẩn trương vào cuộc tháo gỡ khó khăn để tái khởi động lại các dự án tồn kho này”, ông Châu nói.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group cho rằng, năm 2025 sẽ là một năm nhiều kỳ vọng của các doanh nghiệp bất động sản đang có dự án chờ được “giải cứu”. Bởi khi 3 bộ luật gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đã được thông qua, các dự án này cũng đang trong giai đoạn được “giải cứu” và trong năm 2025 sẽ có thể được giải cứu thành công. Đây cũng là chìa khóa giúp điều tiết thị trường, kéo giảm đà tăng giá bất động sản.
Cũng theo ông Thắng, hiện nay các chủ đầu tư đang nỗ lực tái khởi động dự án cũ và lên kế hoạch bắt tay để triển khai các dự án bị bỏ hoang trước đây. Diễn biến này được kỳ vọng làm hồi sinh nhiều dự án, giúp các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục hoạt động và gia tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường trong năm 2025.
“Theo tôi, sau khi những vướng mắc về pháp lý được gỡ bỏ, thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn những thương vụ hợp tác để cùng nhau hồi sinh dự án cũ. Những chủ đầu tư có quỹ đất đang chịu áp lực về tài chính sẽ tìm đến những doanh nghiệp có dòng tiền. Còn doanh nghiệp mới thông qua hoạt động liên kết, mua bán sáp nhập để tiếp cận quỹ đất đẹp ngày càng khan hiếm tại TP.HCM trong thời gian tới. Đây sẽ là một điểm nhấn của thị trường trong năm 2025", ông Thắng cho biết.
-
Ivory Villas & Resort hút khách xuống tiền cuối năm nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội -
Soi cận cảnh dinh thự hàng hiệu đầu tiên của Elie Saab tại Việt Nam -
Quảng Nam không có dự án bất động sản được chấp thuận trong 6 tháng qua -
Loạt tiện ích điểm nhấn hoàn thiện bức tranh hệ sinh thái khép kín tại “quận Kinh đô” -
Đi tìm "ánh dương mới, cuộc sống mới" tại Lễ ra mắt phân khu Hawaii - Masteri Waterfront -
Xuất hiện điểm đến workcation lý tưởng ở phía Đông Quảng Ninh -
Bình Định có ba dự án nhà ở xã hội đang tiếp cận gói vay ưu đãi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- i2Cool hỗ trợ quản lý sự kiện xanh tại Hong Kong Coliseum với công nghệ làm mát không dùng điện
- HDMI Forum, Inc. công bố chuẩn bị ra mắt Thông số kỹ thuật HDMI Phiên bản 2.2
- GIGABYTE ra mắt loạt sáng kiến AI đột phá cho tất cả mọi người tại CES 2025
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Huawei công bố 10 xu hướng hàng đầu của FusionSolar 2025