
-
TP.HCM xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội
-
Bất động sản Thái Bình hưởng lợi gì sau khi hợp nhất với “thủ phủ” công nghiệp Hưng Yên
-
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027 -
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ -
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đại diện Tập đoàn Phú Cường cho biết, doanh nghiệp đã triển khai một dự án chung cư tại TP.HCM với quy mô 1.271 căn hộ. Quá trình hoàn thiện thủ tục diễn ra trong vòng 4 tháng và hoàn thành sau 18 tháng xây dựng, giao nhà trong 2 năm.
Đây được xem là một trong những dự án có tốc độ hoàn thiện thủ tục, xây dựng và bàn giao nhanh nhất tại TP.HCM. Đồng thời, dự án vẫn được đánh giá cao về chất lượng.
![]() |
Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Phú Cường chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: VGP |
“Gần đây, lãnh đạo TP.HCM đã có những buổi lắng nghe chia sẻ của doanh nghiệp. Điều này giúp khơi dậy tinh thần của nhiều đơn vị, giúp đẩy mạnh quyết tâm thực hiện dự án nhanh chóng”, đại diện Tập đoàn Phú Cường chia sẻ.
Phía doanh nghiệp đánh giá rằng, quỹ đất tại TP.HCM không còn nhiều. Tuy nhiên, nhiều khu đất lại bị bỏ hoang thời gian dài vì vướng mắc pháp lý. Do đó, tập đoàn mong muốn có nhiều chính sách, cơ chế hài hòa, tinh giản thủ tục hành chính.
“Bộ Xây dựng có thể trình Chính phủ thí điểm việc áp dụng quy trình thủ tục nhanh gọn tại một số dự án. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể hoàn thiện thủ tục song song với việc xây dựng. Nếu Chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng lòng, chúng ta không chỉ làm được mà còn làm tốt hơn, nhanh hơn, mang lại lợi ích thực sự cho xã hội”, đại diện Tập đoàn Phú Cường bày tỏ.
Tại hội nghị, Tập đoàn Nam Long cũng đã thể hiện quyết tâm xây dựng nhà ở xã hội bằng việc đăng ký thực hiện 60.000 căn từ nay tới năm 2030 tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Long An.
Tuy nhiên, để gia tăng nguồn cung và đẩy mạnh xã hội hóa chương trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn từ doanh nghiệp và cộng đồng, phía Nam Long đề xuất Nhà nước cần có các cơ chế tạo động lực, bao gồm:
Một là chỉ nên tiến hành thẩm định và duyệt giá bán trong một lần. Đây là vấn đề khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi triển khai nhà ở xã hội tại TP.HCM và Cần Thơ.
Hai là về quỹ đất, Nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp bằng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sẵn đất, việc thực hiện thẩm định giá cần sát với giá thị trường.
Ba là đưa ra các định mức phí đúng chuẩn, phù hợp với thực tế thị trường. Hiện phí bán hàng của doanh nghiệp chỉ ở mức 2%. Trong khi đó, mức phí thực tế lên tới 5 - 8 %, thậm chí cao hơn.
“Đối với cấp bộ, ngành, Chính phủ nên có một ban chỉ đạo liên bộ, có tính liên thông cao, đủ quyền hạn giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai”, đại diện Nam Long kiến nghị.
-
"Nóng" trái phiếu doanh nghiệp địa ốc -
Những “cái bẫy” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất -
Chủ đầu tư bất động sản với những "tiết mục" kinh điển mùa Ngâu -
M&A khách sạn, resort: Rao bán nhiều, bên mua… đủng đỉnh -
8 tháng, 620 doanh nghiệp bất động sản hoàn tất giải thể -
Điểm tựa cho bất động sản miền Trung từ thị trường đất thổ cư -
Thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương hồi phục từ cuối năm 2020
-
SKYWORTH PV ra mắt tại Solar & Storage Live Philippines 2025
-
Lexar giới thiệu các sản phẩm thiết bị lưu trữ đáp ứng AI tại COMPUTEX 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội