
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung
-
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội
-
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Phân khúc đất nền tại miền Trung nóng dần -
Khoảng 60% hợp đồng mua bán chung cư chứa điều khoản bất lợi cho người mua
![]() |
. |
Kỳ tích vốn FDI ở thị trường địa ốc
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2018, trên địa bàn Thành phố có 8.245 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn 44,88 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 16,4%.
Cũng trong năm qua, Thành phố đã chấp thuận cho 3.163 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 5,87 tỷ USD, tăng 82,3% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư góp vốn, mua cổ phần… nhiều nhất (chiếm 41,7%).
Điểm nhấn của thị trường bất động sản TP.HCM năm 2018 là sự góp mặt của những dự án triệu USD từ dòng vốn FDI đang xây dựng. Đơn cử như Dự án Khu phức hợp thông minh trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 885,85 triệu USD; Dự án KNT ASIA với vốn đầu tư 215 triệu USD; Công ty TNHH Tech Mastery Việt Nam với vốn đầu tư 80 triệu USD…
Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại truyền thống vẫn kiên trì và bền bỉ rót vốn vào thị trường địa ốc TP.HCM như Keppel Land Việt Nam với Saigon Sports City - dự án khu đô thị rộng 64 ha tại quận 2 với số vốn lên tới hơn 500 triệu USD; Frasers Property, thuộc Tập đoàn bất động sản đa quốc gia Frasers Centrepoint Limited (FCL) đã đạt được thỏa thuận mua lại Công ty Bất động sản Phú An Điền với giá trị khoảng 34,3 triệu USD.
Một trường hợp khác là sự hợp tác của Tập đoàn Nam Long với các nhà đầu tư Nhật Bản (Tập đoàn Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad) phát triển Dự án Akari City tại quận Bình Tân. Tháng 9/2018, Nam Long cùng Nishi Nippon Railroad, TBS Group và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp góp vốn để cùng thực hiện giai đoạn I Khu đô thị Waterpoint với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng…
Theo ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường bất động sản DKRA Vietnam, năm 2018, phần lớn dòng vốn ngoại được phân bổ vào các danh mục bất động sản như thương mại, khách sạn, công nghiệp và phân khúc nhà ở thương mại tầm trung.
“Với xu hướng này, nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc và sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn với các chủ đầu tư Việt Nam có uy tín tốt. Lợi thế của các chủ đầu tư trong nước là am hiểu thị trường, pháp lý, danh mục bất động sản đã được xác lập, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm phát triển dự án, nên việc kết hợp sẽ làm gia tăng giá trị dự án”, ông Lâm nói.
Chiến lược hút vốn FDI
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2019, TP.HCM tiếp tục đưa ra những chương trình trọng điểm để hút dòng vốn FDI vào bất động sản, thay vì chỉ dừng ở việc đầu tư phát triển dự án, trong đó, việc đầu tiên là tiếp tục tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn. Theo kế hoạch, từ năm 2019 - 2020, Thành phố sẽ cổ phần hóa 40 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Saigontourist.
Cũng theo ông Phong, TP.HCM xác định Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, nên năm 2019 sẽ đẩy nhanh việc triển khai các dự án trong Khu đô thị để tạo hiệu ứng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển Thành phố.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch lựa chọn tư vấn quốc tế uy tín để hỗ trợ xây dựng tầm nhìn, các bước triển khai cho Khu đô thị sáng tạo. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể cho Khu đô thị sáng tạo. Đây sẽ là dự án mới hút nguồn vốn FDI vào TP.HCM trong năm 2019.
Xây dựng đô thị thông minh, tạo điểm nhấn thu hút FDI
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, năm 2019, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh. “Xây dựng đô thị thông minh gắn với phát triển công nghiệp điện tử viễn thông theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, phấn đấu trở thành địa phương đầu tiên của cả nước triển khai mạng viễn thông 5G. Đây là điểm nhấn thu hút doanh nghiệp từ những nước có nền công nghệ thông tin phát triển vào TP.HCM ”, ông Phong nói.
-
Thị trường bất động sản: Tết vẫn nhộn nhịp -
Chuyện chủ đầu tư đập căn hộ mẫu 3 lần vì... khách chưa ưng ý -
Shophouse - xu hướng đầu tư mới tại Hải Phòng -
“Chạy nước rút” gói 30.000 tỷ đồng -
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng: Đổ tiền mua lấy rủi ro? -
Bất động sản sẽ hút lượng kiều hối khổng lồ -
Bất động sản 2016: Thị trường thuộc về người mua?
-
1 Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng 3 quý, đảm bảo GDP năm 2025 tăng trên 8%
-
2 Khởi công giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vốn 10.295 tỷ đồng vào ngày 2/9/2025
-
3 Cải cách môi trường kinh doanh 2025: Bài toán từ những thành công đơn lẻ
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/4
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/4
-
Hisense ra mắt dòng TV ULED MiniLED U8 mới
-
CATL công bố ba sản phẩm pin xe điện mới
-
HIKSEMI giới thiệu ổ SSD GEN5 tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Anker thắng lớn tại Red Dot Awards: Product Design 2025