-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
TIN LIÊN QUAN | |
Dự án bất động sản vốn ngoại: Càng hoàng tráng, càng chán chường! | |
Xử dự án bỏ hoang: Sẽ thu hồi, sẽ thu hồi, sẽ... |
Ngay giữa trung tâm Hà Nội, vẫn có nhiều dự án để cỏ mọc "tưng bừng" thế này (Chụp tại Khu đô thị Thành Phố Giao lưu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tháng 5/2014). Ảnh: Hà Quang |
Sáng 4/6, Đoàn giám sát số 2 của Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
Nhiều khu vực phát triển quá “nóng”
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội cho biết, kết quả công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2006 đến nay là 410 dự án, với tổng diện tích giao đất 4.993ha.
Tuy nhiên, dự án phát triển nhà ở tại một số khu vực phát triển quá "nóng", hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không theo kịp, dẫn đến tình trạng dự án không có người mua nhà, hoặc dự án đầu tư đã hoàn thành nhưng không có người đến ở. Việc thẩm định chủ đầu tư còn hạn chế, dẫn đến năng lực triển khai các dự án không đảm bảo, gây nên tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả.
Do ảnh hưởng của thị trường bất động sản và tình trạng các nhà đầu tư thiếu năng lực, nhiều dự án chưa thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt. Nhiều dự án đầu tư đã được giải phóng mặt bằng nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, để hoang hóa, một số ô đất sử dụng không đúng mục đích, cho thuê trái phép…
Tình trạng các dự án gặp khó khăn trong công tác thu hồi đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dẫn đến nhiều dự án chậm giải phóng mặt bằng, thực hiện dở dang, không đưa đất vào triển khai dự án đầu tư theo kế hoạch.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra nguyên nhân do nhiều chủ đầu tư có năng lực tài chính hạn chế, không đủ khả năng để thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, quận, huyện, thị xã trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả; chế tài xử lý còn bất cập.
Tại buổi làm việc, các thành viên của Đoàn giám sát đã quan tâm đến rất nhiều vấn đề liên quan tới các khu đất "vàng" bị bỏ hoang. Các thành viên cũng băn khoăn về việc các chủ đầu tư dự án thực hiện các kết luận thanh tra như thế nào: Có những chủ đầu tư "tay không bắt giặc", chiếm giữ “đất vàng” nhưng không triển khai dự án, liệu Nhà nước đã thu hồi được đất hay chưa?...
Cho phép liên doanh, liên kết
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội, từ năm 2009 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất của 54 dự án, trong đó có 12 dự án nhà ở với tổng diện tích 1.748ha. Đồng thời, thanh tra các khu đất "vàng" bị bỏ hoang từ nhiều năm và những tiêu cực xung quanh những khu đất này, bao gồm: Khu đất có ký hiệu H - H (khu vành khăn, đối diện Siêu thị Big C), Khu đô thị Nam Trung Yên, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, đất hai bên đường Lê Văn Lương, đất hai bên đường Phạm Hùng, đất hai bên đường Lê Đức Thọ…
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng phù hợp đối với các dự án đã hoàn thành xong giải phóng mặt bằng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nhưng chậm tiến độ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng.
Đối với dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện, cho phép thỏa thuận với các đơn vị khác để chuyển nhượng lại dự án hoặc liên doanh, liên kết thực hiện và phải được chấp thuận của UBND Thành phố.
Đối với các dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa triển khai thực hiện được do chờ quy hoạch, cho phép sử dụng tạm thời vào mục đích khác (có thời hạn), được chấp thuận của UBND Thành phố và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị, và phải thực hiện nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh.
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Lê Văn Hoạt - Trưởng đoàn giám sát đánh giá: Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố những vấn đề gai góc trong công tác quản lý đất đai. Với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường phải rà soát, lập lại trật tự, kỷ cương trong việc giao đất cho các dự án; đồng thời, tích cực tháo gỡ các vướng mắc cho các chủ đầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.
Bất thường trong phương án xử lý Dự án N04B1 - Lideco () Như Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đã đưa tin, việc đầu tư xây dựng tòa nhà N04B1, chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco) đã phớt lờ Quyết định số 111/2001/QĐ – UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Dự án Khu đô thị mới Dịch vọng, quận Cầu Giấy. |
Những "cục xương ngang cổ" của Lilama Land () Danh sách các dự án do Công ty cổ phần Bất động sản Lilama Land tham gia khá dài, nhưng trong số này có những dự án, “nuốt vào thì dở, nhả ra không xong”. |
Dự án dính chàm đua nhau khoác áo mới () Hàng loạt dự án tai tiếng sau khi “đổi vỏ” (thay tên dự án) đã lại đắt sô, cháy hàng. Trào lưu này đang trở nên phổ biến khi nhiều dự án với cái tên lạ hoắc xuất hiện ngày càng nhiều trong các đợt mở bán gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế, phần nhiều trong số đó từng là những cái tên gắn với những “xì căng đan” tai tiếng. |
Thái San (KTDT)
-
Flamingo Đại Lải Resort sắp khai trương bến du thuyền lớn nhất Việt Nam -
Phân khúc biệt thự - nhà liền kề: TP.HCM nóng rẫy, Hà Nội nguội lạnh -
Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng -
Xây dựng Khu hành chính tỉnh Hải Dương theo hình thức BT -
Giải bài toán đầu tư vào biệt thự biển Vinpearl Premium -
Bất động sản Phú Quốc hấp dẫn nhà đầu tư -
Giật mình số tiền đã huy động ở Dự án B5 Cầu Diễn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao