-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Thị trường bất động sản Việt Nam đang được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Trong ảnh: Dự án Mizuki Park do Tập đoàn Nam Long hợp tác với đối tác Nhật Bản để phát triển. |
Hàng loạt thỏa thuận hợp tác
Tháng 7/2023, Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Marubeni ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam. Dự án tọa lạc tại trung tâm hành chính mới TP. Thủ Đức, có tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.000 tỷ đồng. Việc Marubeni cùng Hưng Thịnh triển khai các công việc chi tiết tiếp theo để xác lập mô hình kinh doanh, quản trị dự án và hoạt động cụ thể cho việc tham gia đầu tư vào dự án này sẽ được thực hiện song song với công tác chuẩn bị xây dựng phương án và giải pháp thông minh phát triển dự án.
Trước đó, hồi tháng 5/2022, trong chương trình tài trợ của chính phủ Nhật Bản về "Nghiên cứu tính khả thi kinh doanh để mở rộng cơ sở hạ tầng chất lượng cao ra nước ngoài", Tập đoàn Marubeni đã hợp tác với Tập đoàn Hưng Thịnh từ giai đoạn đăng ký, thuyết minh ban đầu với Chính phủ Nhật Bản.
Đến tháng 8/2022, Chính phủ Nhật Bản chính thức công bố việc tài trợ chương trình “Nghiên cứu tính khả thi phát triển kinh doanh và vận hành thành phố thông minh sử dụng các giải pháp thông minh tận dụng thế mạnh của Việt Nam và Nhật Bản, với sự hợp tác của đối tác tại Việt Nam”. Theo đó, Tập đoàn Hưng Thịnh vinh dự là đối tác Việt Nam của Tập đoàn Marubeni. Từ tháng 12/2022, Marubeni và Hưng Thịnh tổ chức khởi động chương trình với sự tham gia của các tổ chức quốc tế hàng đầu.
“Kết quả nghiên cứu sau 6 tháng thực hiện đã được Tập đoàn Marubeni tổng hợp để báo cáo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cũng như thảo luận với Tập đoàn Hưng Thịnh vào tháng 7 vừa qua, nhằm thấu hiểu để cùng tiếp tục đồng hành nghiên cứu thực tế, khả năng ứng dụng theo nhu cầu từng dự án ở TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung”, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết.
Việc Hưng Thịnh bắt tay với Marubeni để phát triển các dự án bất động sản cho thấy sự quan tâm sâu rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam. Điểm đáng chú ý trong chiến lược của hầu hết doanh nghiệp đến từ đất nước mặt trời mọc là, thay vì tự mình tìm kiếm quỹ đất để phát triển dự án từ đầu, thì phần lớn trong số này là liên doanh hoặc liên kết với doanh nghiệp Việt nhằm rút ngắn quá trình tham gia thị trường.
Trung tuần tháng 9/2023, Tập đoàn bất động sản An Gia công bố ký Biên bản ghi nhớ với đối tác Nhật Bản là Koterasu Partners Pte. Ltd. (Koterasu). Theo nội dung thỏa thuận, Koterasu sẽ mua cổ phiếu thứ cấp của An Gia với tổng giá trị 235 tỷ đồng thông qua hình thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trực tiếp trên sàn chứng khoán.
Việc tiếp tục trở thành cổ đông chiến lược của An Gia sẽ mở ra cơ hội cho Koterasu quyền chọn tham gia góp vốn trực tiếp vào Dự án The Gió - khu phức hợp căn hộ cao cấp thuộc địa phận tỉnh Bình Dương có quy mô khoảng 3,2 ha với gần 3.200 sản phẩm. Đây là dự án trọng điểm của doanh nghiệp trong năm nay, dự kiến được mở bán năm 2024.
Tương tự, vào tháng 4 năm nay, Tập đoàn Sumitomo Forestry và Kim Oanh Group cũng ký thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển các dự án bất động sản. Theo thỏa thuận hợp tác, Sumitomo Forestry rót vốn cùng Kim Oanh Group thành lập Công ty liên doanh KS Sustainable Development JSC để triển khai một dự án bất động sản tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự kiến, dự án công bố ra thị trường vào cuối năm 2023.
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch Kim Oanh Group đánh giá, việc bắt tay với ông lớn Nhật Bản phát triển dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu đặt nền móng đầu tiên trong hành trình vươn ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group. Không chỉ mảng bất động sản nhà ở, triển vọng hợp tác giữa Sumitomo Forestry và Kim Oanh Group còn hướng đến các lĩnh vực khác như bất động sản công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch - nghỉ dưỡng, xây dựng và an sinh xã hội…
Với Sumitomo Corporation, doanh nghiệp này và Tập đoàn BRG đang điều chỉnh quy hoạch 1/500 Dự án thành phố thông minh tại phía Bắc Hà Nội, số vốn đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD, để có thể khởi công trong năm 2023. Hai đối tác sẽ phát triển một đô thị thông minh, hiện đại nhất Đông Nam Á với diện tích hơn 270 ha nằm trên trục đường Nhật Tân - Nội Bài. Trong đó, trọng tâm khu vực là tháp tài chính thương mại với chiều cao dự kiến tối đa 108 tầng.
Ngoài phân khúc nhà ở, Sumitomo Corporation cũng làm việc với tỉnh Nam Định về việc nghiên cứu đầu tư dự án khu công nghiệp với quy mô hơn 300 ha. Trước đó, vào tháng 6, Sumitomo Corporation ký kết Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc nghiên cứu Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phía Tây TP. Thanh Hóa, Trung tâm tiếp vận và phát triển đô thị xung quanh khu công nghiệp. Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 - 2025, với tổng vốn khoảng 400 triệu USD.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Là một trong những nhân sự đầu tiên của Tokyu Corporation (Nhật Bản) đến Việt Nam cách đây hơn 10 năm, ông Oh Dong Kun, Tổng giám đốc Tokyu Corporation tại Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam là quốc gia có thị trường bất động sản sôi động hàng đầu châu Á. Đó là lý do sau hàng loạt dự án dân cư, thương mại, dịch vụ tại thành phố mới Bình Dương hợp tác cùng Becamex IDC, Tokyu tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Danh Khôi để triển khai dự án căn hộ nghỉ dưỡng The Meraki.
Năm ngoái, Tokyu cùng Tập đoàn Danh Khôi ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm nghiên cứu và phát triển Dự án The Meraki (TP. Vũng Tàu). Dự án có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Tokyu đóng góp 49% vốn đầu tư, 51% còn lại là Danh Khôi.
Theo ông Oh Dong Kun, thị trường Việt Nam như “một đứa trẻ đang lớn”. Quá trình trưởng thành sẽ gặp nhiều trắc trở, nhưng điều quan trọng là liệu các doanh nghiệp có đủ kiên nhẫn và tiềm lực để thay đổi và chờ đợi sự phát triển hay không.
Yếu tố hấp dẫn nhất của thị trường Việt Nam, theo ông Oh Dong Kun, là tính tăng trưởng. “Tôi nhớ năm 2011, khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu, số lượng căn hộ ở TP.HCM chưa đầy 10.000 căn, nhưng đến năm 2018 đã lên tới hơn 40.000 căn. Từ đó có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Việt Nam”, ông Oh Dong Kun nói và khẳng định, đây là một phần động lực để Tokyu Corporation ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp nội địa trong quá trình thực hiện các dự án.
“Đặc trưng của chúng tôi là phát triển đô thị, do đó buộc phải bám sát những yếu tố địa phương. Đối tác Việt Nam có thế mạnh về điểm này, họ có quỹ đất sạch và rành thủ tục hành chính. Còn chúng tôi có kinh nghiệm và kỹ thuật, chứ không chỉ đơn thuần góp vốn. Sự tham gia ngay từ khi có quỹ đất có thể mất nhiều thời gian, nhưng quan trọng là hai bên minh bạch mọi thông tin và cùng bàn bạc để nâng cao chất lượng sản phẩm”, ông Oh Dong Kun nói về tiêu chí trong quá trình lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam để hợp tác.
Tương tự, Nomura - một tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đang tích cực phát triển bất động sản tại thị trường Việt Nam với 8 dự án, cung cấp tổng cộng 24.000 căn hộ. Điển hình trong số này là các dự án: Midtown (chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng); giai đoạn II, Dự án Vinhomes Grand Park (chủ đầu tư Vinhomes); Dự án Swan Lake Residences (chủ đầu tư Ecopark) và một số dự án tòa nhà văn phòng.
Ông Nobuaki Higashi, Trưởng phòng kinh doanh hải ngoại Công ty TNHH Phát triển bất động sản Nomura cho biết, doanh nghiệp này đề ra 2 chiến lược: Một là, đầu tư ở nhiều nơi, trong đó tập trung tại TP.HCM và Hà Nội. Hai là, kết hợp nhiều hình thức đầu tư, không chỉ dừng ở lĩnh vực nhà ở, mà còn mở rộng sang khách sạn, biệt thự.
Có thể thấy, thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn còn rất nhiều tiềm năng, đây là một trong những nền tảng tốt để doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản bắt tay cùng kiến tạo nên những đô thị bền vững, chất lượng, mà Tập đoàn Nam Long là một ví dụ điển hình trong việc hợp tác này.
Năm 2015, Nam Long lần đầu tiên công bố hợp tác cùng nhà đầu tư Nhật Bản Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishitetsu Group phát triển Dự án Flora Anh Đào, thuộc dòng sản phẩm căn hộ biệt lập Flora, trên quỹ đất khoảng 1 ha, khiến thị trường bắt đầu tò mò về sự chuyển mình của doanh nghiệp bất động sản này.
Sau dự án đầu tiên được xem là hợp tác thử nghiệm thành công, Nam Long cùng các đối tác Nhật Bản đã cho ra đời nhiều dự án chung cư, khu đô thị chất lượng cao như Fuji Residence, Kikyo Residence (2016), Mizuki Park (2017), Akari City, Waterpoint (2018), EHome Southgate, Izumi City và Nam Long Đại Phước (2021)…
Sự hợp tác với đối tác Nhật Bản không chỉ giúp doanh nghiệp Việt có được tiềm lực tài chính vững chắc, mà còn hoàn thiện mô hình quản lý dự án, tiếp cận các tiêu chuẩn phát triển bất động sản tiên tiến của thế giới.
-
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đang "tồn kho" khoảng 600 căn nhà ở xã hội -
Chung cư HH Linh Đàm không còn căn hộ có giá dưới 1,5 tỷ đồng -
Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay” -
Doanh nghiệp môi giới địa ốc tự nâng chất -
Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền” -
Giá chung cư phía Nam đang “loạn nhịp”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"