-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương sử dụng một phần khu đất tại số 10 đường Trịnh Công Sơn để xây dựng khu chung cư thay thế khu chung cư Thuận Phước, Lâm đặc sản Hòa Cường |
Chung cư xuống cấp
Hai mươi năm sống trong căn hộ chung cư Lâm đặc sản Hòa Cường (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu), thì hơn nửa thời gian ấy, gia đình bà Ngô Thị Cúc cứ thấp thỏm âu lo, bởi chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng.
Lo âu là tâm trạng chung của hàng chục hộ dân sống trong các căn hộ chung cư khu A và khu B của chung cư Lâm đặc sản Hòa Cường, chung cư Thuận Phước (quận Hải Châu) và Hòa Minh (quận Liên Chiểu), khi có thời gian sử dụng hơn 20 năm. Theo Trung tâm Quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng, các khu chung cư Thuận Phước, Hòa Minh và Lâm đặc sản Hòa Cường được đưa vào sử dụng từ năm 2001 với tổng số 648 căn hộ.
Ngoài ra, các khu nhà ở tập thể trên địa bàn TP. Đà Nẵng cũng trong tình trạng báo động đỏ về xuống cấp. Những năm qua, TP. Đà Nẵng đã di dời, giải tỏa đối với 25 khu nhà tập thể xuống cấp (271 hộ gia đình đang sinh sống). Cụ thể, có 8 khu nhà tập thể có chất lượng công trình đang trong tình trạng mức độ nguy hiểm cấp D; 16 khu tập thể có mức độ nguy hiểm cấp C và 1 khu tập thể mức độ nguy hiểm cấp B. Theo UBND TP. Đà Nẵng, việc thực hiện di dời nhà ở tập thể xuống cấp còn vướng mắc. Trong đó, nhiều hộ gia đình sinh sống tại khu tập thể số 50 - 52, đường Lê Lai, số 5, đường Nguyễn Thái Học còn khiếu nại, kiến nghị vướng mắc đối với chủ trương di dời, giải tỏa nhà tập thể cũ xuống cấp của UBND Thành phố. Các hộ dân muốn mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, bố trí đất tái định cư thay vì hỗ trợ bằng tiền hoặc hỗ trợ thuê nhà chung cư.
Huy động nguồn lực
Đà Nẵng hiện có 11.121 căn hộ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước. Trong đó, 9.990 căn hộ chung cư bố trí cho thuê, 258 căn hộ nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm. Những năm qua, dù đã xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Do quỹ căn hộ chung cư xã hội hạn chế, vì thế, từ đầu năm 2019, TP. Đà Nẵng có chủ trương tạm dừng tiếp nhận đơn đề nghị thuê chung cư, ngoại trừ 63 trường hợp được bố trí thuộc diện gia đình có công với cách mạng.
Đối với 3 khu chung cư đã xuống cấp (Thuận Phước, Hòa Minh và Lâm đặc sản Hòa Cường), chính quyền Thành phố thống nhất chủ trương sử dụng một phần khu đất tại số 10, đường Trịnh Công Sơn để xây dựng khu chung cư thay thế cho 2 khu chung cư Thuận Phước và Lâm đặc sản Hòa Cường. Riêng với khu chung cư Hòa Minh, trường hợp kết quả kiểm định là không đảm bảo chất lượng để ở, Thành phố thống nhất xây chung cư thay thế tại địa điểm hiện tại.
Bên cạnh xây mới các chung cư xuống cấp, TP. Đà Nẵng cũng sẽ tiến hành tiến hành xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội khác. Nổi bật như Dự án chung cư thu nhập thấp Tân Trà (quận Ngũ Hành Sơn) với 163 căn hộ; Dự án chung cư phục vụ tái định cư các dự án khu vực cống thoát nước Khe Cạn (giai đoạn I, quận Thanh Khê) với 160 căn hộ, đang chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, TP. Đà Nẵng cũng sắp triển khai xây dựng chung cư nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng (400 căn tại quận Ngũ Hành Sơn), với tổng vốn hơn 320 tỷ đồng; giai đoạn II nhà ở xã hội thuộc KCN Hòa Cầm, với quy mô 600 căn hộ, tổng vốn 490 tỷ đồng, đang được kêu gọi đầu tư.
Không chỉ phát triển nhà ở xã hội bằng ngân sách, TP. Đà Nẵng có 8 dự án nhà ở xã hội được xây dựng bằng vốn nhà đầu tư, với 6.573 căn hộ. Ngoài ra, Đà Nẵng sẽ triển khai kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Khu tái định cư Hòa Hiệp 4 với quy mô 1.500 căn hộ, tổng vốn 1.224 tỷ đồng; nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 thuộc Khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ với quy mô 750 căn hộ tổng vốn 612 tỷ đồng; nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc Khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ với quy mô 1.200 căn, tổng vốn 979 tỷ đồng…
Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2025, theo đó, Đà Nẵng đề xuất xây dựng 60.890 căn nhà ở trên diện tích 2.419 ha, với tổng số vốn đầu tư 101.490 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 480 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp là 58.680 tỷ đồng, còn lại là vốn của người dân. Về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, bên cạnh 4 dự án chuyển tiếp với tổng diện tích 15,8 ha; TP. Đà Nẵng cũng đã thống nhất chủ trương chọn 15 vị trí với diện tích 59,9 ha để đầu tư nhà ở xã hội đến năm 2030.
-
Cơ hội nào cho người mua chung cư giữa thời “bão giá”? -
“Sắc xanh” đã quay trở lại với ngành bất động sản -
Sau thời gian tăng “nóng”, giá chung cư ở Hà Nội đã neo ở mức mới -
Các khu công nghiệp gia tăng nguồn cung nhà xưởng xây sẵn chất lượng cao -
Giải pháp nào để hấp dẫn doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội -
Nút thắt với các dự án bất động sản tại Quảng Nam -
Thanh Hóa liên tục đón tin mới về các khu đô thị
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Trao quyền cho phụ nữ trong ngành may mặc: RISE hỗ trợ 400.000 lao động về quyền lợi và kỹ năng sống
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Liên danh Macrogen trúng thầu Dự án dữ liệu lớn sinh học quốc gia Hàn Quốc
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán