
-
Quận Long Biên sẽ có 452 căn nhà ở xã hội tại “khu đất vàng”
-
Thị trường bất động sản: Cú hích đến từ thị trường cấp hai
-
Hai thái cực của thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu
-
TP.HCM: 17 dự án thương mại kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Nhiều dự án bất động sản Long An hoàn thành nghĩa vụ tài chính thuế đất -
Loạt ngân hàng sẵn sàng phục vụ khách hàng The Privé -
Thị trường bất động sản Dĩ An “bội thực” nguồn cung
Những dự án hạ tầng nghìn tỷ phía Đông Nam Hà Nội
Từ năm 2010, khi cầu Vĩnh Tuy được khánh thành đến nay là chưa đầy 10 năm nhưng dân số của quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã tăng gấp đôi. Nhiều chuyên gia đánh giá, khu vực phía Đông Nam Thủ đô có tốc độ phát triển nhanh chóng, thậm chí lan tỏa đến cả khu vực Văn Giang (Hưng Yên).
Khi tốc độ phát triển và dân số tăng nhanh, hạ tầng phía Đông Nam Thủ đô ngày càng được quan tâm. Gần đây nhất, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với số vốn 2.500 tỷ đồng và dự kiến khởi công vào năm 2020. Dự kiến cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ giúp tăng gấp đôi năng lực vận tải của tuyến đường vành đai 2 huyết mạch, kết nối khu vực phía Đông và nội thành.
![]() |
Cầu Vĩnh Tuy là một trong 7 cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối trung tâm Hà Nội với cửa ngõ Đông Nam Thủ đô. |
Không chỉ vậy, kế hoạch xây dựng hầm qua sông Hồng mang tên Trần Hưng Đạo cũng đang được Hà Nội khởi động, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2020-2022. Hầm chui sẽ kết nối thẳng trung tâm quận Hoàn Kiếm với Long Biên, góp phần giảm tải các cây cầu hiện có, tăng năng lực kết nối giữa nội thành và khu phía Đông.
Trong tương lai xa hơn, Hà Nội cũng có thêm một cây cầu đường sắt nối quận Hoàng Mai với khu vực Gia Lâm, Văn Giang (Hưng Yên). Đó là cầu đường sắt của tuyến metro số 8 có lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch đến Dương Xá (Gia Lâm). Tuyến metro này dự kiến đặt một nhà ga tại Bát Tràng, từ đây có thể dễ dàng kết nối với các quận nội thành Hà Nội.
Hoàn thiện hạ tầng đạt tiêu chí quy hoạch đô thị mới
Năm 2020, dự kiến Gia Lâm sẽ lên quận, huyện Văn Giang sẽ trở thành đô thị loại 2 của Hưng Yên. Để hoàn thành các tiêu chí quy hoạch đô thị mới, những địa phương này đang đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông.
Riêng năm 2018, huyện Gia Lâm đã thi công các tuyến đường trọng điểm như đường Ðông Dư - Dương Xá; Yên Viên - Ðình Xuyên - Phù Ðổng; đường rộng 30 m trên địa bàn xã Cổ Bi. Dự kiến trước khi lên quận vào năm 2020, Gia Lâm sẽ hoàn thành 132 dự án với số vốn gần 1.700 tỷ đồng.
Một trong những dự án giao thông quan trọng được triển khai tại Gia Lâm là nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B) với đường Cổ Linh hoàn thành năm 2021. Từ nút giao, đường gom 2 bên quốc lộ 5B cũng đang hình thành, khiến việc di chuyển về phía Đông Nam, kéo đến Hưng Yên sẽ ngày càng dễ dàng.
Trong khi đó, đường giao với tỉnh lộ 379, nút giao Đông Dư - Dương Xá cũng đang nhanh chóng hoàn thiện, giúp giao thông tại khu vực cửa ngõ Đông Nam được thông suốt, thuận tiện và có nhiều sự lựa chọn hơn.
Ăn theo hạ tầng, các dự án bất động sản Đông Nam hưởng lợi
Hạ tầng giao thông được xem là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới giá trị của các sản phẩm bất động sản, nhất là khi quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm và các đô thị lớn đang được quy hoạch theo hướng mở rộng không gian đô thị. Giá trị của bất động sản khi đó tỷ lệ thuận với sự thuận lợi của hạ tầng giao thông cùng sự gia tăng chóng mặt của ô tô cá nhân, kéo theo bất động sản ven đô ngày càng được chú ý.
![]() |
Khu đô thị Ecopark - dự án nổi bật sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc hạ tầng khu Đông Nam Hà Nội được cải thiện. |
Điển hình như tại khu đô thị Ecopark, việc thêm nhiều cây cầu và tuyến đường được xây dựng sẽ giúp người dân sống tại khu đô thị được hưởng lợi tích cực. Ví dụ như khi nút giao quốc lộ 5B Cổ Linh hoàn thành năm 2021, lộ trình từ Ecopark về trung tâm - Hà Nội sẽ có 2 lựa chọn, đi qua đường gom Thanh Trì – Thạch Bàn hoặc qua nút giao Đông Dư – Dương Xá ra đường gom cao tốc 5B.
Khi hoàn thành đoạn đường này thì đường gom Thạch Bàn – Thanh Trì hiện tại cũng sẽ thành đường 1 chiều, giảm thiểu được ùn tắc trong những khung giờ cao điểm. Khu đô thị với sự yên bình và cảnh quan thiên nhiên vốn có sẽ lại càng hấp dẫn khi không quá xa trung tâm, việc di chuyển ngày càng thuận tiện và dễ dàng.
![]() |
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt, chuỗi tiện ích đầy đủ và ngày càng dễ dàng khi di chuyển về trung tâm Hà Nội, Ecopark tiếp tục là điểm nóng trên thị trường bất động sản hiện nay. |
Với sự cải thiện hạ tầng nhanh chóng để đáp ứng sự phát triển, khu vực Đông Nam Hà Nội hứa hẹn sẽ là nơi đáng sống, lựa chọn bất động sản hấp dẫn cho người dân Thủ đô.
-
Phong thủy - tiêu chí quan trọng tạo nên giá trị bất động sản -
Hà Nội: Cơ hội chuyển mình từ tái thiết 9 công trình sắp di dời -
NovaGroup đề xuất phát triển đô thị sinh thái, thông minh tại Thái Bình -
Các kiến trúc sư vang danh thế giới và những công trình mang tính biểu tượng -
Khoa học phong thuỷ đậm nét trong thiết kế từng căn hộ của Văn Phú - Invest -
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu -
“Đón bình minh” là kiến trúc được Quảng Trị chọn cho công trình cầu Thạch Hãn 1
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/5
-
2 Khởi công dự án 120 triệu USD tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái
-
3 Không thể vì vướng mắc mà dừng thực hiện Luật Quy hoạch
-
4 Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: EVN đề nghị Bộ Công thương đánh giá tác động tổng thể
-
5 Sửa Luật Đường sắt: Gỡ điểm nghẽn để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bất động sản - Xây dựng
-
Chuyển đổi số - “hệ điều hành” mới cho doanh nghiệp tăng trưởng, sáng tạo và hội nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Viet Industry 2025 - Triển lãm công nghiệp kết nối chuỗi giá trị sản xuất toàn diện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chế biến - Chế tạo
-
Algonomy công bố bộ ba giải pháp công nghệ AI để cách mạng hóa thương mại số