
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
Smart city lọt “tầm ngắm” tập đoàn nước ngoài
Điểm đáng chú ý trong cuộc làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Bộ Thông tin và Truyền thông tuần qua là việc Microsoft và 3M (một tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thêm nhiều thông tin cụ thể về các dự án xây dựng và triển khai smart city tại Việt Nam.
Trước đó, Microsoft và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã có sự hợp tác để triển khai dự án smart city tại TP.HCM.
Tại Hà Nội, ngày 14/3, Microsoft cũng đã ký Biên bản ghi nhớ về việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng smart city với Sở Thông tin và Truyền thông. Theo đó, Microsoft sẽ tham gia tư vấn, hỗ trợ các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng smart city như: triển khai y tế thông minh; phối hợp xây dựng thành phố an toàn và phát triển bền vững; tư vấn triển khai không gian làm việc hiện đại ứng dụng bộ công cụ Office 365; ứng dụng bộ công cụ Office 365 miễn phí cho hệ thống giáo dục trên địa bàn...
![]() |
Các doanh nghiệp Việt đang có nhiều cơ hội trong việc cung cấp các gói xây dựng thành phố thông minh |
Những động thái trên cho thấy, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài khao khát tham gia vào các dự án smart city tại Việt Nam.
Hạng mục smart city là các giải pháp công nghệ tổng thể, không chỉ đòi hỏi tổng hợp các công nghệ cao, mà còn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Và tất nhiên, chi phí cho đầu tư smart city cũng rất lớn, như tại Hà Nội, cần tới khoảng 60.000 tỷ đồng. Đó thực sự là một thương vụ lớn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tham gia cung cấp.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Trên thực tế, các “gói tổng thầu” xây dựng smart city chỉ có một số doanh nghiệp đủ năng lực thực hiện như VNPT, Viettel, Microsoft, IBM… Tuy nhiên, trong chuỗi các hạng mục của smart city, doanh nghiệp Việt là các nhà sản xuất phần cứng, phần mềm và ứng dụng nhỏ hoàn toàn có khả năng tham gia.
Trong cuộc họp mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã “bật đèn xanh”: “Nếu chọn giữa doanh nghiệp, công ty tư vấn, chuyên gia trong nước với nước ngoài để thực hiện smart city, thì TP.HCM sẽ ưu tiên chọn doanh nghiệp trong nước”.
TP.HCM đã xác định một trong những nội dung trọng tâm của xây dựng đô thị thông minh là cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử. Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp “đặt hàng” các vấn đề với doanh nghiệp, tập trung các lĩnh vực ưu tiên gắn với xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp và các vấn đề bức xúc liên quan đến an sinh xã hội.
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT, hình thức hợp tác xây dựng smart city theo chủ trương của Chính phủ là theo các mô hình hợp tác, từ chìa khóa trao tay, thuê dịch vụ công nghệ thông tin đến hợp tác công - tư (PPP). Để triển khai smart city sẽ có thể phải áp dụng cả 3 mô hình nói trên một cách linh hoạt, tùy thuộc vào từng giai đoạn và nguồn lực của các bên. Tuy nhiên, sẽ ưu tiên triển khai theo mô hình mà khả năng thu hồi vốn nhanh nhất, trong đó có PPP.
Về cơ bản, một đô thị thông minh sẽ có 8 thành phần chính cần được ứng dụng CNTT tiên tiến trong việc quản lý và vận hành. Các “tổng thầu” không thể tự mình giải quyết tất cả các vấn đề. Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng, nguồn lực và trình độ công nghệ khác nhau, nên sẽ phải hợp tác với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, cơ hội để tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho các “tổng thầu” đang mở ra cho các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, các ứng dụng… vấn đề là hàng ngàn doanh nghiệp Việt có sản phẩm để đáp ứng hay không.
-
Bất động sản công nghiệp, logistics châu Á - Thái Bình Dương sẽ hút khoảng 60 tỷ USD -
Quảng Nam đầu tư hơn 46.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở -
Đà Nẵng: Sẽ trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh quy hoạch một số dự án lớn -
Quảng Nam gia hạn hoàn thành Khu đô thị Vịnh An Hòa đến quý II/2022 -
Vụ bán trộm cả nền biệt thự nhà phố ở TP.HCM: Bắt Giám đốc CTCP Đầu tư Đại Hải -
Bảo Lộc dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất -
“Sóng ngược” trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Midea trở thành Đối tác Toàn cầu của các giải đấu cấp câu lạc bộ do AFC tổ chức