-
Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất -
Hưng Yên sẽ đấu giá 273 lô đất ngay sau Tết Ất Tỵ 2025 -
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình
Một trong những nội dung mới mà dư luận đặc biệt quan tâm chính là việc dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) mới trình Quốc hội trong kỳ họp này cho phép người nước ngoài tại Việt Nam được sở hữu, cũng như kinh doanh nhà ở tại Việt Nam.
Dự thảo Luật cho phép các tổ chức nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án để bán, cho thuê, cho thuê mua tại Việt Nam theo quy định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được mua, nhận tặng/cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch tại Việt Nam.
Dự thảo Luật cũng quy định, người nước ngoài được sở hữu không hạn chế về số lượng nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch trong thời hạn tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm được gia hạn.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị bổ sung thêm một số quyền của chủ sở hữu như cho phép cá nhân nước ngoài được tự mình hoặc hợp tác với chủ đầu tư (bên bán nhà ở) cho thuê, khai thác, sử dụng nhà ở đã mua (cho thuê để ở hoặc sử dụng vào mục đích khác mà pháp luật không cấm).
Nhiều ý kiến lo ngại việc quá thoáng trong việc cho phép người nước ngoài sở hữu nhà sẽ gây nhiều hệ lụy. |
Đối với quy định các cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt nam có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án không hạn chế số lượng, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, nhìn dọc ven biển của Việt Nam hiện nay chúng ta thấy là hầu hết các khu resort đã vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Ở ngay các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM, những khu đất vàng đắc địa cũng đã vào tay nhà đầu tư nước ngoài...
"Bây giờ nếu cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào trong lúc nhà đầu tư nội khó khăn như thế này thì chắc chắn sẽ đẩy các dự án, đất đai ở địa điểm trọng yếu rơi vào tay nước ngoài", bà Lan quan ngại.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi nới quá rộng điều kiện kinh doanh bất động sản đối với người nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng việc tạo điều kiện cho người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam là hợp lý. Tuy nhiên, luật Nhà ở (sửa đổi) quá lỏng khi quy định người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam không hạn chế số lượng.
“Như vậy, với những người có nhiều tiền sẽ mua số lượng lớn thì sao? Mục đích của ta là giải quyết chỗ ở cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng quy định thế này sẽ gây e ngại trong lĩnh vực đầu tư BĐS khi nhà đầu tư có thể trục lợi trên thị trường BĐS. Luật đồng ý mở nhưng cần có chế tài quản lý”, ông Kiêm đề nghị.
Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VietinBankcảnh báo, có những trường hợp tay không bắt giặc, nhiều chủ đầu tư ăn mặc đẹp, đi xe xịn, xách cặp rất oai nhưng nợ như chúa chổm. Họ chỉ ép mấy cái cọc là bán, thu tiền nhiều lắm mà tiền đi đâu không biết. Vì vậy các quy định liên quan đến vấn đề này cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để hạn chế rủi ro.
Ông Trần Văn Minh, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cũng cho rằng điều 157 luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép các cá nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam đều có quyền sở hữu nhà ở để khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là quá thoáng.
“Đồng ý là mở nhưng cần quy định rõ là ở bao lâu thì được sở hữu nhà ở, tránh lợi dụng chính sách lũng đoạn thị trường BĐS, đảm bảo yếu tố an ninh, quốc phòng. Về mặt này, dự thảo gần như buông”, ông Minh nói.
Góp ý cho Dự thảo, TS. Trần Du Lịch cho rằng. Ban soạn thảo đã đặt vấn đề không đúng với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chưa nên đặt vấn đề mọi người dân đều sở hữu được nhà, mà tập trung làm sao để mọi người dân có chỗ ở.
“Nhà nước cần tạo điều kiện xây dựng Quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê giá rẻ cho người dân, không cần khuyến khích sở hữu nhà. Chúng ta không rõ ràng quan điểm, trong khi làm sao mọi người sở hữu được nhà ở trong điều kiện hiện nay”, ôngTrần Du Lịch nói.
-
Bất động sản công nghiệp, logistics châu Á - Thái Bình Dương sẽ hút khoảng 60 tỷ USD -
Quảng Nam đầu tư hơn 46.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở -
Đà Nẵng: Sẽ trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh quy hoạch một số dự án lớn -
Quảng Nam gia hạn hoàn thành Khu đô thị Vịnh An Hòa đến quý II/2022 -
Vụ bán trộm cả nền biệt thự nhà phố ở TP.HCM: Bắt Giám đốc CTCP Đầu tư Đại Hải -
Bảo Lộc dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất -
“Sóng ngược” trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- East Ventures chuyển nhượng danh mục đầu tư mạo hiểm với Coller Capital
- Antler thực hiện 40 khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trong hai năm qua
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- PR Newswire mở rộng mạng lưới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương