-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam |
Thưa ông, ngành xi măng đã có một năm 2017 về đích đúng hẹn, nhưng nhìn lại tiêu thụ nội địa, thị trường chính của ngành chỉ tăng khoảng 3%, một mức tăng rất thấp. Đâu là lý do khiến tiêu thụ nội địa ì ạch như vậy?
Thị trường xi măng nội địa năm 2017 có thể gói gọn trong 2 từ: "khá tối". Cả năm 2017, lượng xi măng tiêu thụ nội địa chỉ đạt hơn 60 triệu tấn
Tại sao lại có sự tăng trưởng tiêu thụ thấp như vậy? Từ đầu năm đến tháng 5/2017, tiêu thụ tăng trưởng tốt, ở mức 6%/năm, nhưng khi cát xây dựng biến động từ tháng 5, giá cát có loại tăng đến 3 lần dẫn đến các công trình xây dựng đình trệ, gây ảnh hưởng dây chuyền đến tiêu thụ toàn ngành vật liệu xây dựng, riêng xi măng bị sụt giảm tiêu thụ kéo dài đến tháng 11/2017 mới nhúc nhích tăng trở lại.
Một lý do khiến tiêu thụ nội địa tăng thấp là năm 2017 mưa bão quá nhiều trên diện rộng khắp cả nước, cũng khiến tiêu thụ xi măng và các sản phẩm vật liệu xây dựng giảm theo.
Ở kênh xuất khẩu, năm qua ngành xi măng đã xuất khẩu được gần 18 triệu tấn sản phẩm?
Đúng như vậy. Năm qua, các doanh nghiệp xi măng trong nước đã dy trì được kênh xuất khẩu, với sản lượng gần 18 triệu tấn, hỗ trợ đáng kể cho việc hoàn thành tiêu thụ của toàn ngành xi măng.
Một trong những yếu tố khiến xuất khẩu xi măng thuận lợi là chính sách phát triển vật liệu xây dựng của Trung Quốc đã giảm đáng kể sản xuất để bảo vệ môi trường, nên Việt Nam đang là nước xuất khẩu clinker cho Trung Quốc. Chưa kể một loạt thay đổi theo chính sách, lương người lao động tăng, giá thành sản phẩm tăng lên, đẩy giá vật liệu xây dựng tăng và dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua tăng lên.
Số liệu 10 tháng năm 2017 cho thấy, xuất khẩu xi măng và clinker sang Trung Quốc đạt 161.000 tấn, trị giá gần 5 triệu USD, tăng 480% về lượng và 470% về trị giá so với cùng kỳ.
Các thị trường chủ lực của ngành xi măng như Băngladesh, Myanmar, Đài Loan…vẫn tiếp tục được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả.
Năm qua, ngành xi măng đã đón thêm một số dây chuyền mới đi vào vận hành. Dẫu vậy, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An… có vẻ như đang có quá nhiều dự án mới, ít nhiều gây cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn, ông nhìn nhận về vấn đề này ra sao?
Vấn đề ra đời của Xi măng Long Sơn (Thanh Hóa), với 2 dây chuyền tổng cộng 5 triệu tấn, hay Vissai Nghệ An 4,5 triệu tấn… đi vào hoạt động trong khoảng thời gian 2016 - 2017 rõ ràng đã làm nguồn cung tăng lên ở vùng này, và ít nhiều gây khó khăn về tiêu thụ cho các doanh nghiệp đóng đô tại đó.
Quan điểm của tôi thì các doanh nghiệp ra đời trước tại khu vực này phải chấp nhận bởi sự ra đời của các dây chuyền xi măng sau này cũng có những mặt tích cực. Dây chuyền công suất lớn, hiện đai, tốc độ xây dựng vô cùng nhanh, giá thành hạ, góp phần vào sự phát triển của ngành xi măng theo hướng tăng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và quan trọng là bộ mặt nhành xi măng pải thay đổi bằng các dự án lớn, những dự án hiệu quảvà phải tâp trung.
Nên hôm nay ta nhìn thì có thể ảnh hưởng nhưng 20 - 30 năm nữa thì hoàn toàn đúng đắn. Đó là đã hình thành nên những cụm sản xuất lớn của ngành xi măng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Còn nếu chỉ quanh quẩn và hài lòng với những dây chuyền nhỏ thì ngành xi măng sẽ không thể cạnh tranh được, sẽ đi xuống. Trong sự phát triển này tôi cho rằng đó là sự phát triển tích cực, đòi hỏi các doanh nghiệp doanh nghiệp ra đời trướcphải thay đổi, tái cơ cấu để cạnh tranh.
Ông dự báo thế nào về triển vọng xuất khẩu của ngành xi măng trong năm 2018?
Theo quan điểm của tôi, xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi, nhờ việc điều chỉnh chính sách sản xuất vật liệu xây dựng của Trung Quốc, còn trong nước là sự ủng hộ của Chính phủ, với quyết định đưa thuế xuất khẩu xi măng 0% từ 1/2/2018 và được hoàn thuế VAT tại Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách, chúng ta đưa thuế xuất khẩu xi măng về 0% - động thái có lợi cho xuất khẩu xi măng, clinker Việt Nam đã giúp giá xuất khẩu tăng từ cuối năm 2017 và những ngày đầu tháng 1/2018, với mức tăng từ 5 - 7 USD/tấn.
-
Đất nền “nóng" nhất trong nửa đầu năm 2024; Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng -
Ngân sách eo hẹp, TP.HCM lấy vốn đâu để phát triển nhà ở xã hội? -
Hơn 1.600 lô đất nền ở Bắc Giang được phép chuyển nhượng -
Chiêu thức bán nhà cho người giàu -
Số giao dịch bất động sản tại Hà Nam tăng gấp 4 lần -
Nửa đầu năm 2024, khối nội chiếm lĩnh thị trường M&A bất động sản -
Giải mã số liệu hàng tồn kho bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025