-
Doanh nghiệp môi giới địa ốc tự nâng chất -
Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền” -
Giá chung cư phía Nam đang “loạn nhịp” -
Có 644 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai -
Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc
Cấp tập ra hàng
Sau thời gian dài án binh bất động, thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận sự trở lại của nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước. Hầu hết chủ đầu tư đã có sự tích trữ, chuẩn bị và đang trong giai đoạn khởi động, chạy đà xuất phát.
Chẳng hạn, Tập đoàn địa ốc Bcons đã khai trương nhà mẫu tháp Bcons City thuộc Khu phức hợp Bcons City. Từ đó, khách hàng có thể thuận tiện trong việc tìm hiểu căn hộ dự án và lựa chọn sở hữu một căn hộ cho mình tại tháp căn hộ có vị trí đẹp nhất, tiện nghi nhất của khu vực.
Đồng thời, Tập đoàn Bcons đã thực hiện ký kết Hợp đồng kiểm toán với Công Ty TNHH PwC Việt Nam - một trong 4 công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn, nhằm khẳng định tiềm lực tài chính và minh bạch thông tin.
Theo ông Hồ Kỳ Lân, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bcons, Bcons City là dự án quan trọng và đẹp nhất mà Tập đoàn Bcons phát triển hiện nay. Bên cạnh những dịch vụ như trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ…, Bcons City cũng đang triển khai xây dựng Trường THCS và THPT B.School. Trong năm nay, trường sẽ tuyển sinh.
Trước đó, Phú Đông Group giới thiệu ra thị trường căn hộ Phú Đông SkyOne, nằm trong chuỗi dự án nhà cho người trẻ, với giá 1,4 - 1,8 tỷ đồng/căn tại TP Dĩ An (Bình Dương). Dự án này có tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, cung cấp ra thị trường 780 căn hộ có diện tích 42 - 72 m2.
Trong khi đó, Gamuda Land đã khởi công 6 tòa tháp cao 37 - 39 tầng, cung cấp gần 2.000 căn hộ tại phường An Phú, TP. Thủ Đức…
Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, bên cạnh việc nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, các chủ đầu tư cũng liên tục có các động thái điều chỉnh chính sách bán hàng theo từng giai đoạn để hài hòa giữa lợi ích của khách hàng và tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp.
Cụ thể, các chủ đầu tư tiếp tục duy trì chính sách tốt dành cho sản phẩm trong rổ hàng tồn của nhiều đợt mở bán trước đó, đồng thời cắt giảm dần chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm thuộc rổ hàng mới, dự án mới.
Âm thầm mở rộng quỹ đất và kênh bán hàng
Thị trường bất động sản cũng đang chứng kiến cuộc đua săn quỹ đất của nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh các chủ đầu tư khó khăn về tài chính đang có các động thái thoái vốn, chuyển nhượng dự án, thì các chủ đầu tư có tiềm lực tốt hơn lại đang rất tích cực trong cuộc đua săn quỹ đất. Nhu cầu cũng ngày càng đa dạng hơn về loại hình, địa bàn, quy mô và có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài ngành, doanh nghiệp nước ngoài…
Báo cáo thị trường mới đây của Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính - bất động sản Dat Xanh Services (DXS - FERI) cho thấy, cuộc đua săn quỹ đất trên thị trường ngày càng đa dạng. Các chủ đầu tư nhắm đến nhiều nhiều địa phương mới, như Vinhomes đầu tư khu đô thị tại Long An, Cần Giờ, Cam Lâm…; PV Invest “Nam tiến” với dự án tại đảo Đại Phước; các chủ đầu tư phía Nam đẩy mạnh “Bắc tiến”: CapitaLand, Keppel Land, Phú Mỹ Hưng…; Hà Đô nghiên cứu làm khu đô thị tại Kiên Giang, Hưng Yên, Nam Định…
Bên cạnh đó, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) cũng đa dạng về loại hình, trong đó, bất động sản công nghiệp đang là kênh thu hút sự quan tâm nhiều nhất của nhà đầu tư. Dòng vốn cũng có xu hướng dịch chuyển và gia tăng ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng và bán lẻ.
TS. Phạm Anh Khôi, Viện trưởng DXS - FERI cho biết, có nhiều “tay chơi” mới gia nhập thị trường. Có thể kể đến như Tập đoàn Central Pattana (Thái Lan) gia nhập thị trường bán lẻ tại Việt Nam; Tập đoàn TH vừa đề xuất đầu tư Dự án Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng (tỉnh Lâm Đồng); Tập đoàn Thủy sản Minh Phú lấn sân sang mảng bất động sản với dự án nhà ở xã hội tại Cà Mau.
Ngoài ra, việc chủ đầu tư lập sàn môi giới nội bộ cũng là xu thế tất yếu yếu phục vụ chiến lược bán hàng dài hạn, đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái về dịch vụ bất động sản. Đây là chiến lược mới trong chu kỳ mới.
“Việc hoàn thiện pháp lý cũng là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nhưng không thể bỏ qua. Các chủ đầu tư cần đảm bảo rằng, mọi thủ tục, hợp đồng và văn bản pháp lý liên quan được xử lý một cách chính xác và minh bạch để tránh rủi ro pháp lý trong tương lai”, TS. Phạm Anh Khôi nói.
Chuyên gia DXS - FERI cho biết thêm, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực và được đánh giá là đang trên đà hồi phục. Thời gian hồi phục nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các yếu tố tác động cả vĩ mô và vi mô, trong đó quan trọng nhất là sự cải thiện niềm tin thị trường.
-
Giá chung cư khu vực phía Nam đang nóng dần -
Bảng giá đất TP.HCM chốt giá cao nhất; Nhà “không sổ" tại Nguyễn Tuân (Hà Nội) được đền bù bao nhiêu? -
Nhà đầu tư bất động sản lạc quan sau tin tức về cầu Tứ Liên -
Nơi nào có giá đất cao nhất Hà Nội? -
Bình Định giao dịch bất động sản chủ yếu vẫn là đất nền -
Chiều 19/10, TP.HCM sẽ tiếp tục họp cho ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh -
Bộ Xây dựng tái khẳng định lập trường đánh thuế các trường hợp sở hữu nhiều nhà đất
-
1 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
2 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
3 Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
4 Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc tiếp 2 ngân hàng yếu; lãi suất tiếp tục tăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị